Tỷ phú USD mới của Việt Nam: Nắm giữ mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới
Khải Silk bán lâu đài cho đại gia 9x; chúa đảo tham vọng mở rộng Tuần Châu / Cách tiết kiệm để nghỉ hưu 'có của ăn của để'
>>DÒNG SỰ KIỆN HOT: CÁC THÚ CHƠI SANG CỦA ĐẠI GIA VIỆT
Hãng tin tài chính nổi tiếng Bloomberg vừa có bài tổng kết về các tỷ phú USD châu Á năm 2018 với những ghi nhận về sự khó khăn của hầu hết các doanh nhân giàu có do tác động từ những biến động khôn lường trên thị trường tài chính toàn cầu và từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
>> Xem thêm: Nhận quà hồi môn khủng, cô dâu Cà Mau, Cần Thơ bị ghen tỵ nhất năm
Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á ghi nhận thêm 2 tỷ phú USD mới. Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group, được ghi nhận là tỷ phú USD mới của khu vực. Người thứ 2 tại Đông Nam Á lọt danh sách này là tỷ phú ngành bất động sản Donald Sihombing của Indonesia.
>> Xem thêm: Đám cưới nhà đại gia Hải Phòng: Đón dâu bằng siêu xe, mời Tuấn Hưng đến hát
Khác với Forbes, Bloomberg ghi nhận ông Quang là tỷ phú thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau tỷ phú bất động sản Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup) và tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo (VietJet). Trong khi đó Bloomberg chưa ghi nhận ông Trần Bá Dương (chủ tịch Ô tô Trường Hải - Thaco) và ông Trần Đình Long (chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát).
>> Xem thêm: Bộ bàn ghế gỗ trắc nặng 8 tạ, đại gia trả 3,2 tỷ đồng chủ nhân vẫn chưa bán
Ông Nguyễn Đăng Quang được Bloomberg xếp là tỷ phú USD thứ 3 tại Việt Nam từ ngay đầu 2018. |
Ông Nguyên Đăng Quang được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Ông Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân, nhưng khởi nghiệp tại Nga với thương hiệu mì gói Mivimex và trở nên giàu có với nhà máy công suất 30 triệu gói/tháng.
>> Xem thêm: Những cây bưởi cổ thụ bạc triệu gây sốt thị trường Việt
Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương,... Masan Group cũng đầu tư vào một số lĩnh vực khác trong đó có khoáng sản và tài chính.
Hiện tại, ông Quang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 50% cổ phần của Masan Group. Khối tài sản này chưa được Bloomberg cập nhật, nhưng hồi đầu năm 2018, tạp chí này ghi nhận khối tài sản của ông Quang là 1,2 tỷ USD.
Tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang được đánh giá là còn cao hơn nếu dựa vào thương vụ đầu tư 470 triệu USD của tập đoàn Hàn Quốc SK Group mua 110 triệu cổ phiếu MSN hồi tháng 9. Khi đó, tài sản của ông Quang có thể lên tới khoảng 2 tỷ USD.
Ông Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Đăng Quang. |
Masan của ông Nguyễn Đăng Quang được các tập đoàn đầu tư tài chính nước ngoài đặc biệt quan tâm. Hồi tháng 11, quỹ Chính phủ Singapore cũng đã chi hơn 100 triệu USD mua cổ phiếu Masan, nâng sở hữu lên xấp xỉ 8,9% và trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 tại Masan, sau SK Group.
Hồi tháng 8, công ty con của Masan chi 29 triệu USD (khoảng 680 tỷ đồng) mua lại 49% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo - H.C.Starck từ H.C.Starck trở thành công ty con do MSR sở hữu 100% vốn.
Vợ ông Nguyễn Đăng Quang - bà Nguyễn Hoàng Yến hiện nắm giữ hơn 42 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65% vốn điều lệ Masan Group. Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN...
Vợ chồng đại gia Nguyễn Đăng Quang dù kín tiếng nhưng được xem giàu hơn cả tỷ phú USD, có khối tài sản còn lớn hơn cả tỷ phú USD Việt được Forbes ghi danh gần đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo