Doanh nghiệp - Doanh nhân

Về Hà Tĩnh mà coi Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ nét văn hóa và cốt cách đất Việt

DNVN - Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: "Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) đã trở thành “chân kiềng” vững chắc của nền kinh tế Việt Nam”. Bảo tàng Hoa Cương (tư nhân) của Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương là viện dẫn cho việc bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của quê hương, đất nước.

Chân dung tỷ phú chung tình bỏ 1,5 nghìn tỷ xây bảo tàng mang tên vợ quá cố / Chọn nghề mình đam mê, chàng trai trẻ Hà Tĩnh trở thành chủ doanh nghiệp

Một thời tần tảo

Về với Bảo tàng Hoa Cương, chúng tôi thực sự xúc động khi được tận mắt ngắm các hiện vật được trưng bầy trong tại Bảo tàng. Với 4.000 hiện vật và 3.700 đầu sách, bút tích, hình ảnh quý hiếm có từ đời nhà Lý đến cuối thế kỷ XX, được sắp xếp theo 13 chủ đề đã khái quát được tương đối đầy đủ và đa dạng về đời sống kinh tế văn hóa truyền thống của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử.

Được biết, trước đó 13 năm, ông Cương đã về quê tự bỏ tiền ra xây dựng một Thư viện tại quê nhà mang tên Nhà khuyến học Hoa Cương trên diện tích 500m2, trong đó có gần 20.000 đầu sách. Không chỉ quan tâm đến nhu cầu đọc và học của người dân, hàng năm Nhà khuyến học Hoa Cương còn làm các chương trình khuyến học như dành nhiều phần quà cho các em xuất sắc học giỏi, những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ khi Thư viện Nhà khuyến học ra đời đã thu hút được đông đảo người dân và các em học sinh nơi quê ông và các vùng lân cận tham gia, tạo nên một phong trào thi đua học tập sôi nổi rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người dân xứ học.

Bảo tàng tư nhân Hoa Cương trưng bày các hiện vật liên quan đến nghề thợ nề, nghề thợ mộc, nghề ép mía lấy mật.

Bảo tàng tư nhân Hoa Cương trưng bày các hiện vật liên quan đến nghề thợ nề, nghề thợ mộc, nghề ép mía lấy mật.

Hoạt động của Nhà khuyến học Hoa Cương được dư luận đánh giá là một điển hình khuyến học đặc sắc, hiệu quả. Các cấp Hội khuyến học, từ Trung ương đến địa phương, đánh giá là mô hình độc đáo của khuyến học trí tuệ. Nhà khuyến học Hoa Cương đã được cấp ủy, chính quyền địa phương động viên, khuyến khích và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý vì sự nghiệp khuyến học. Nhà khuyến học Hoa Cương còn được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đánh giá là 1 trong số thư viện tư nhân tốt của cả nước.

Năm 2017, ông tiếp tục khởi công xây dựng cơ ngơi bảo tàng mang tên Hoa Cương với diện tích gần 1.000 m2 tại quê hương của ông xã An Bình, huyên Lộc Hà. Trong Bảo tàng trưng bày gần 8.000 hiện vật các loại. Tầng một của ngôi nhà là thư viện chứa đủ sách đông tây kim cổ. Đây là một trong 47 tủ sách tư nhân được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng khen vì đã phục vụ tốt cho việc phát triển đời sống văn hóa của người dân địa phương. Tầng hai trưng bày những hiện vật cổ kim, từ hòn đá 300 triệu năm tuổi ở vùng đất Tây Nguyên đến bình gốm vài nghìn tuổi thuộc nền văn hóa Óc Eo miền Tây Nam Bộ.

Ngoài ra, còn có khu trưng bầy các hiện vật nông - ngư cụ truyền thống, nghề thủ công truyền thống, đồ dùng sinh hoạt truyền thống, tiền cổ Việt Nam và nước ngoài, hiện vật thời chống Mỹ và chống Pháp, hiện vật thời bao cấp, các loại xe đạp và xe máy cổ, nhạc cụ truyền thống v v. Bên cạnh đó còn có một số hiện vật quý hiếm khác như bệ cột cờ bằng đá, dùng để dựng cột cờ của chính quyền cũ ở tỉnh lỵ Hà Tĩnh thời nhà Nguyễn, các loại chum, ché, hũ, vại sành, cối đá... tất cả đều là đồ cổ, có niên đại hàng trăm năm tuổi.

Một Nhà giáo vì quê hương đất nước

Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập (tư nhân) đầu tiên trên vùng đất xứ Nghệ, được Tiến sỹ, nhà giáo Nguyễn Quang Cương xây dựng tại quê nhà, nơi ông đã sinh ra, lớn lên với bao kỷ niệm của thời thơ ấu. Hơn 40 năm theo nghề dạy học, ông giáo Nguyễn Quang Cương luôn ý thức về nghề nghiệp thiêng liêng của mình. Với ông nghề dạy học vừa để mưu sinh, vừa là để thực hiện sứ mệnh của mình là khơi dậy niềm đam mê học hành, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, yêu cội nguồn, quá khứ cho cộng đồng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Với đồng lương ít ỏi của người thầy giáo, ông đã chắt bóp, tiết kiệm và làm thêm để có được một số tiền, với mong ước từ lâu là xây dựng một Bảo tàng tổng hơp đểlưu giữ những tài liệu, hiện vật quý hiếm của cha ông từ thời xa xưa, nhằm phục sinh những giá trị truyền thống của dân tộc; truyền trao những di sản, giá trị văn hóa cho muôn đời con cháu mai sau. Ông còn mong muốn đây sẽ trở thành một trường học giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và địa điểm để các trường học tổ chức ngoại khóa, trực quan lịch sử cho học sinh các cấp.

 

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt

Trong suốt một thời gian dài hàng chục năm, ông giáo Nguyễn Quang Cương đã không quản thời gian, công sức và tiền bạc đi lần tìm, sưu tập những hiện vật ở khắp mọi nơi trên toàn quốc để phục vụ cho ý tưởng tốt đẹp đó, và ước mơ của ông đã trở thành hiện thực.

Những hiện vật được trưng bầy trong Bảo tàng chính là nơi tái sinh quá khứ của dân tộc, nó không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đất nước mà còn có ý nghĩa giáo dục, thức tỉnh tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu cội nguồn, quá khứ cho cộng đồng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Việc đưa bảo tàng vào hoạt động còn tạo thêm một địa chỉ văn hóacho người dân và du khách đến thăm Hà Tĩnh. Trong tương lai ông còn có ý định lập dự án và thuê thêm đất để mở rộng bảo tàng với các hiện vật phong phú đã dạng và hoàn thiện hơn, sớm trở thành điểm du lịch bảo tàng truyền thống, kết nối chuỗi du lịch với Khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc...đến các vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu, khi đó sẽ tạo nguồn thu (lấy ngắn-nuôi dài) cùng quê hương phát triển kinh tế từ giá trị đích thực của mình.

ThS Nguyễn Trọng Thắng - Anh Bình
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo