Khám phá

Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Các nhà khoa học cho biết rái cá bản địa miền Tây Australia đã khám phá ra kĩ thuật mới để ăn loài cóc mía vốn chứa độc tính nguy hiểm.

Tắc kè khoe tuyệt kỹ săn mồi 'thần sầu' giữa sa mạc / Chiêm ngưỡng màn săn mồi siêu tốc của chó hoang châu Phi

Chỉ trong hai năm, rái cá Australia hay còn gọi là “rakali” đã khám phá ra cách mới để ăn loài cóc mía, một loài sinh vật có độc tính cao. Sau khi “hạ thủ” con mồi, rakali loại bỏ túi mật và moi lấy tim ăn với một sự chuẩn xác đáng kinh ngạc.

Cóc mía xuất hiện lần đầu ở Queensland năm 1930 và đang tiến dần về phía Tây Australia, gây tổn hại cho các loài động vật bản địa và khiến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Các loài động vật ăn thịt thường dè chừng loài này do da và đặc biệt túi mật của chúng chứa chất độc, khiến cóc mía khó bị tiêu diệt và ngày càng lan rộng trong tự nhiên.

Rái cá Australia, loài vật nổi tiếng thông minh nặng gần 1kg, có chân nhỏ, hàm răng và vuốt rất sắc. Dường như chúng đã tận dụng lợi thế này để “xử lí” cóc mía. Chúng lật con mồi lên, loại bỏ túi mật, sau đó moi lấy tim và gan ăn”, Tiến sĩ Marissa Parrot, đồng tác giá nghiên cứu về hiện tượng này ở Rakali đăng trên báo Australian Mammalogy, cho hay.

“Hầu hết xác chết chúng tôi tìm thấy đều có những vết rạch chuẩn xác ở vùng ngực dài 10,8 mm và rộng 12,2 mm”.

Giả thuyết cho rằng loài chuột nước này đã học được cách nhận biết bộ phận nào trên thân cóc mía không ăn được - hoặc đã có kinh nghiệm tương tự khi “xử lí” loài ếch độc Australia.

Rái cá Australia đã tìm ra cách mới để ăn cóc mía một cách an toàn - loại bỏ túi mật và rạch tim. Ảnh: Flikr.

Rái cá Australia đã tìm ra cách mới để ăn cóc mía một cách an toàn - loại bỏ túi mật và rạch tim. Ảnh: Flikr.

Các nhà khoa học không tìm thấy vết cào cấu hay gặm nào trên đầu hay thân cóc mía, cho thấy rái cá có vẻ đã lật và moi tim loài này khi chúng còn sống. Nghiên cứu còn cho biết thêm, rakali có xu hướng tìm đến những con cóc mía trưởng thành do có nội tạng lớn, giúp chúng dễ loại bỏ túi mật trong khi ăn được nhiều tim và gan hơn.

Vấn đề là số lượng cóc mía trong tự nhiên rất lớn, với hàng trăm triệu con ở vùng Tây Australia. Parrot hi vọng loài rái cá bản địa sẽ truyền lại kĩ năng này cho đồng loại và con cái chúng.

“Loài rái cá bố mẹ dành khá nhiều thời gian chăm sóc con mình. Có lẽ chúng sẽ dạy con cách tiêu diệt cóc mía rất hiệu quả này”.

Nhiều loại vật khác như quạ và diều hâu cũng có kĩ năng tương tự khi lật cóc mía để tránh phần da và chọn ăn những phần nội tạng không độc, báo cáo trên cho hay.

 

Loài rái cá bản địa đang đứng trước nguy cơ giảm về số lượng do ô nhiễm nguồn nước. Chúng cũng thường xuyên bị mắc vào các lưới cá hay vỏ bóng bay, hoặc bị săn đuổi bởi mèo hoang, cáo và chó.

“Nghiên cứu này đã chứng minh trí thông minh tuyệt vời của rakali”, Marissa Parrot nói. “Nhiều người thậm chí không biết ở Australia có rái cá. Câu chuyện này cho thấy chúng ta nên bảo vệ chúng, một loài vật không chỉ thông minh mà còn rất đẹp”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm