Độc đáo cầu mưa của người Lô Lô
Lễ cầu mưa đã được lưu truyền từ nhiều đời với nhiều nghi thức đặc sắc, độc đáo. Lễ cầu mưa không chỉ đơn thuần mang tính tín ngưỡng, mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ bàn chuyện làm ăn, trai gái giao duyên.
Lễ cầu mưa không phải năm nào cũng tổ chức mà phụ thuộc vào thời tiết, nếu trời khô hạn, khắc nghiệt, cây không có nước, báo hiệu một mùa thất bát thì người dân trong vùng tập trung lại, mời người cao tuổi có uy tín trong bản làm chủ lễ. Trước đây, những nhà giàu trong bản đứng ra chịu toàn bộ chi phí cho buổi lễ. Nhưng ngày nay, để tổ chức lễ cầu mưa cho mưa xuống để cây cối được tốt tươi, mỗi nhà đều góp một lễ vật tùy thuộc vào kinh tế gia đình như con gà, con chó, người thì cân gạo nếp, gạo tẻ, chai rượu, nải chuối… mang đến nhà thấy cúng hoặc nhà Trưởng bản.
Thủ tục xin làm lễ cũng khá đơn giản, bao gồm một chén nước, hương và giấy trúc – một loại giấy chuyên dung vào việc cúng tế của người Lô Lô. Trước tiên, thầy cúng thắp hương tại bàn thờ gia tiên, sau đó đặt giấy trúc, chén nước xuống một góc nhà và khấn xin. Sau đó thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước, nếu nước trong chén bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì việc xin phép mới linh nghiệm và lễ cầu mưa mới thành công. Cuối cùng, thầy cúng đốt tờ giấy trúc, thủ tục xin làm lễ hoàn tất.
Nơi thực hiện lễ cầu mưa thường là một bãi đất rộng, cao, ngay cạnh nương rẫy, đồ tế lễ phải có rượu ngô, chó, gà, một thanh kiếm bằng sắt hoặc gỗ, một bát nước, bốn chén rượu, bốn ống hương bằng tre tượng trưng cho bốn phương trời, mười phương đất. Các thiếu nữ trang điểm, mặc trang phục truyền thống của người Lô Lô mang các nhạc cụ sử dụng trong buổi lễ như trống đồng và nhị. Chiếc trống đồng trong lễ cầu mưa của bà con ở Sàng Pả A hiện nay đã được đưa vào bảo tàng lưu giữ và giới thiệu, nên chỉ còn cây nhị. Nhị của người Lô Lô cũng khá độc đáo, to gấp 3-4 lần so với cây nhị của người Kinh. Khi kết thúc lễ cầu mưa, một cô gái xinh đẹp vừa nhảy múa vừa kéo nhị. Những chàng trai bản thì lo làm lễ vật dâng cúng.
Lễ cầu mưa được chia làm hai phần, có thể gọi là phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi lễ tiến hành với sự tham gia của dân bản, nghi thức cúng này được tiến hành hai lần. Những lễ vật sống dâng cúng như chó, gà, lợn được dắt đến nơi hành lễ, buộc quanh bàn lễ và người tế lễ cầu xin phép dâng lễ. Sau đó chúng sẽ được các trai tráng trong xóm mang đi làm thịt, xong lại dâng lên cúng lần nữa.
Bài khấn được thầy cúng dùng tiếng Lô Lô, cầu cho mùa màng tốt tươi, bội thu, mưa thuận gió hòa, dân bản no ấm, cuộc sống tươi vui. Bài khấn dài và thanh âm lúc trầm lúc bổng như một bài văn tế, người khấn như hát văn hòa theo tiếng trống, tiếng nhị. Sau khi khấn xong, người làm lễ sẽ đốt giấy bản ở bốn góc bàn, vẩy rượu ra bốn phương tạ ơn trời đất.
Cúng xong, dân bản quây quần uống rượu, ăn thịt, múa hát xung quanh bàn lễ. Các cô gái Lô Lô xinh đẹp nhảy múa những điệu múa truyền thống, duyên dáng trong bộ váy áo truyền thống, thêu hoa văn rực rỡ.
Sau khi làm lễ, thường thường chỉ trong vòng từ 3 đến 9 ngày lễ có mưa. Lễ cầu mưa đã được nhiều người cao tuổi trong bản người Lô Lô nhớ rất rõ, không biết có phải vì sự linh thiêng của lễ cầu hay không. Những ông thầy cúng Sì Páo còn nhớ, cách đây chừng 20 năm, trời hạn hán nặng, cả vùng không cây ngô nào sống được vì khô hạn. Lúc đó, ông cũng là Trưởng xóm, ông phải đi vận động người dân trong bản, ngoài người Lô Lô ra còn có cả những người Mông sinh sống gần đó, tập trung lễ vật làm lễ cầu mưa. Ông đã phải thuyết phục những người Mông cùng tham gia, mặc dù ban đầu không tin, rồi cũng đồng ý làm theo. Thật may, buổi lễ vừa xong, mọi người chưa về đến nhà, trời đã mưa rào rào, mưa như trút, mọi người đều vui sướng. Ông Páo kể thêm, chưa năm nào mưa to như vậy và còn lác đác có mưa đá. Cơn mưa đó đã cứu sống đồng ruộng, ngô lại lên, lúa lại trổ bong, đồng bào lại có cơm ăn, lại được no ấm. Những đồng bào sống lân cận như Mông, Dao đỏ… cũng gom góp lễ vật xuống núi tạ ơn “trời đất của người Lô Lô”, cùng ca hát nhảy múa thành một ngày hội mừng mưa.
Lễ hội cầu mưa thể hiện nét tinh túy, đặc trưng bản sắc văn hóa trong đời sống người Lô Lô, đặc biệt qua những bộ trang phục sặc sỡ mà tinh tế, qua những nhạc cụ độc đáo và những làn điệu dân ca, những điệu múa đặc sắc thể hiện sự khéo léo, tinh tế của đồng bào dân tộc Lô Lô. Lễ cầu mưa cũng là dịp để đồng bào dân tộc Lô Lô cùng các dân tộc lân cận tụ hội, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, trồng trọt, chăn nuôi, trai gái múa hát giao duyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mỹ nhân phim Châu Tinh Trì xinh đẹp nhưng cuộc đời bi kịch: Bị xâm hại, tâm thần và qua đời trong cô độc ở tuổi 55
Huỳnh Hiểu Minh chi gần 70 tỷ đồng để chấm dứt mối quan hệ với Diệp Kha
‘Cánh tay phải’ trợ giúp Đàm Vĩnh Hưng kiện tỷ phú Mỹ: Làm trong quân đội Mỹ, từng tham gia vụ Minh Béo
Mai Ngọc nói gì khi hình ảnh hiếm trong đám cưới lần 2 bị lộ? Lộ danh tính chồng mới của nữ MC
Tỷ phú Mỹ có thêm người trợ giúp khởi kiện Đàm Vĩnh Hưng, báo tin nóng hổi cho Mr.Đàm
CLIP: Quỳnh Kool tỏa sáng với nhan sắc cuốn hút, vẻ đẹp ngọt ngào và đầy quyến rũ