Độc đáo lễ hội cầu an của người Ba Na
Lễ hội được tổ chức với mong muốn cầu cho buôn làng ấm no, khỏe mạnh, tránh khỏi chiến tranh, dịch bệnh, xua đuổi những xui xẻo, tai họa khỏi buôn làng.
Thông thường, lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na được tổ chức vào tháng 11, 12 Dương lịch, sau khi người dân thu hoạch xong. Nghệ nhân A Thút, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, cho biết: Đây là lễ hội có từ xa xưa và được người Bana truyền lại cho con cháu. Lễ hội bắt nguồn từ khi làng của người Ba Na bị đại dịch hoành hành. Nhiều người chết, nên người dân tổ chức lễ cúng thần, cầu mong thần linh xua đuổi tà ma. Nghệ nhân A Thút cho biết: Lễ hội cầu an là xin các vị thần linh cầu mong cho dân làng mình khỏe mạnh, xua đuổi mọi bệnh tật, ốm đau, xui xẻo ra khỏi làng. Dân làng mình được khỏe mạnh, làm nhiều rẫy, làm nhiều ngô, nhiều khoai, chăn nuôi phát triển, đàn trâu, bò để làng có cuộc sống sung túc, no ấm, xây dựng làng mình phát triển lên, tốt đẹp hơn.
Trước khi tổ chức lễ hội, già làng tổ chức cho dân trong buôn phát dọn đường đi sạch sẽ, sửa sang nhà Rông, bến nước, dọn vệ sinh các con đường trong buôn. Để chuẩn bị cho lễ hội, người dân chuẩn bị 4 hình nộm người làm bằng các vật liệu, sản vật sẵn có trong tự nhiên hay từ những sản phẩm nông nghiệp. Tùy vào điều kiện kinh tế mà dân trong buôn cúng cho Yang (thần linh) những lễ vật hiến sinh phù hợp.
Thông thường, lễ vật cúng thần của người Ba Na có thể là những con bò, heo, dê, gà…Tuy nhiên, những năm gần đây, bà con Bana thường chọn con dê làm con vật hiến sinh. Theo quan niệm của đồng bào, dê là con vật linh thiêng, là anh của các súc vật trong làng. Vào ngày lễ hội, tất cả thành viên trong buôn đều tập trung trước nhà Rông để làm lễ cúng thần.
Già làng là người chủ trì buổi lễ. Già làng cầm khiên, đao đi đầu, bên cạnh là một thanh niên đeo mặt nạ cầm mác; tiếp sau là 4 thanh niên mang theo hình nộm. Tiếp nữa là 2 thiếu nữ, mỗi người cầm cây lá đót. Cuối cùng là đội cồng chiêng và đi sau là toàn thể dân trong buôn. Giờ phút được chờ đợi nhất của lễ hội đó là lúc già làng làm lễ cầu khấn các thần linh phù hộ, cảnh người dân làm các động tác hú gọi xua đuổi tà ma trong tiếng cồng chiêng nổi lên dồn dập.
Việc xua đuổi những con ma xấu diễn ra cho đến khi đoàn người đi hết khắp buôn làng, đuổi dồn về cuối buôn. Lúc này, tất cả các đạo cụ như: hình nộm, lá đót, mặt nạ…được dân bỏ lại, rồi đoàn người quay về tập trung tại nhà Rông. Ngay sau phần lễ, tất cả dân làng cùng đánh cồng chiêng, trình diễn trang phục cổ truyền, uống rượu cần, liên hoan ẩm thực và hát dân ca. Ông Ma Lê, người dân tộc Ba Na hiện đang sống tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc sau khi xem lại lễ hội: Thuở bé, tôi xa quê hương nên tôi được xem những điệu múa này tôi rất thích, điệu múa, tiếng cồng chiêng nhịp điệu, lễ nghi theo đúng ngày xưa. Tôi thấy rất phấn khởi”.
Ngày nay, những lễ hội cầu an, cầu mùa của đồng bào Ba Na không chỉ đơn thuần là hoạt động tâm linh truyền thống nhằm tạ ơn trời đất cho vụ mùa bội thu, mà còn là dịp để đồng bào vui chơi, đánh cồng chiêng, uống rượu cần... Lễ hội cũng là dịp để người Ba Na thể hiện tinh thần đoàn kết, góp phần giáo dục con cháu bảo tồn nét văn hoá truyền thống, làm giàu thêm đời sống tinh thần của bà con dân tộc Ba Na trong cuộc sống hôm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhân chứng vụ Đàm Vĩnh Hưng đứt vài ngón chân được dặn phải 'cẩn thận', có tiết lộ gây hoang mang
Hậu duệ của sao Tây Du Ký trông như thế nào? Con gái Ngộ Không “không có ai để gả”, nhưng con trai Bát Giới đẹp trai quá!
Hà Thanh Xuân lần đầu lên tiếng về chuyện ly hôn 'Vua cá Koi'
Anh là người mà Chương Tử Di từng muốn lấy nhất, xuất sắc hơn Uông Phong, nhưng hiện tại vẫn độc thân với tài sản ròng vài trăm tỷ
Netizen xôn xao khi biết tình trạng hôn nhân thực sự ở hiện tại của Kim Lý và Hồ Ngọc Hà
Là bố con nhưng MC Lại Văn Sâm và quý tử lại xưng hô với nhau bằng danh xưng này