Độc đáo lễ hội hoá trang 5000 năm tuổi ở Đức
Tiền thân của lễ hội này xuất hiện từ 5.000 năm trước, được khởi đầu ở Mesopotamia vùng Lưỡng Hà, Ai Cập. Mọi người đều từ quý tộc đến nô lệ không phân biệt đẳng cấp, trong trang phục rực rỡ, tham dự vào buổi diễu hành đầy màu sắc. Theo truyền thống, mùa hóa trang bắt đầu khai mạc vào đúng 11h 11 phút ngày 11 tháng 11. Sự kiện chính của chương trình là lễ hội carnival đường phố, trong đó Ngày của phụ nữ sẽ là chương trình khai mạc. Ngày này nhằm ghi nhớ sự việc diễn ra vào năm 1824, khi những người phụ nữ đã phát động phong trào “Ngày không làm việc” và thứ Năm trước khi diễn ra lễ hội để cho mình quyền được hiện diện trong ngày hội mà nam giới áp đảo về số lượng.
Trong ngày này, những người phụ nữ trong trang phục màu đen, đổ xô đến tòa thị chính thành phố để “cướp” chìa khóa từ tay thị trưởng thành phố. Những người đàn ông trong trang phục những kẻ ngu ngốc đi qua quảng trường chính và những người phụ nữ sẽ dùng kéo cắt đứt cà vạt của bất kỳ “gã khờ” nào mà họ tóm được. Và những cô gái có quyền hôn bất kỳ ai theo cách họ thích trong ngày của mình.
Trong các ngày tiếp theo, các cuộc diễu hành được tổ chức khắp mọi nơi bởi các câu lạc bộ địa phương. Hàng ngàn người với những bộ trang phục độc đáo, tức cười, đeo những chiếc mặt nạ hóa trang cầu kỳ hoặc vui nhộn đổ xô ra đường, ca hát, nhảy múa, tham gia diễu hành. Hoà vào không khí sôi động đó là tiếng nhạc vang lảnh lót không ngừng trên khắp các nẻo đường tạo ra một bầu không khí vô cùng náo nhiệt và đầy màu sắc. Bạn có thể bắt gặp ở đây những chiếc mặt nạ cầu kỳ như ở lễ hội Carnival Ý và cả những nhân vật hoạt hình, nguyên thủ các quốc gia, những mặt nạ dí dỏm, hài hước vô cùng ngộ nghĩnh…
Năm 2015, lễ hội hóa trang được diễn ra tại thành phố Munich với sự tham dự của 160 hiệp hội và 40 đoàn đến từ các quốc gia như Áo, Ý, Pháp, các nước Nam Mỹ,…tạo thành một đoàn diễu hành gồm gần 11.000 người, kéo dài đến 6,5km, gồm 85 ban nhạc lớn, 350 xe kỵ mã, 70 xe hoa trang trí lộng lẫy, 58 xe kéo với các hình thù sinh động khác nhau. Các thiếu nữ ăn mặc gợi cảm, đứng trên xe hoa nhẩy múa và ném bánh kẹo cho những người xem hai bên đường. Số bánh kẹo ước tính sử dụng trong ngày này lên tới 140 tấn, 700.000 thỏi sô cô la, 220.000 hộp sô cô la, 300.000 bó hoa và hàng nghìn đồ chơi các loại. Tổng chi phí cho việc tổ chức lễ hội lên đến 2.3 triệu euro.
Không chỉ diễn ra trên đường phố, lễ hội còn thu hút trên 20 triệu người qua Tivi. Trong thời gian lễ hội, các của hàng thường đóng cửa để cùng tham gia vui chơi, mọi người không phân biệt già, trẻ, trai gái, tôn giáo, đảng phái, người giàu, nghèo.. tất cả đều ngang hàng nhau khi đã hoá trang. Bạn có thể trút bỏ bộ trang phục thường nhật và trở thành một hiệp sĩ, một ông vua hay một con quỷ dữ đeo mặt nạ với những bộ áo quần nhiều màu sắc rực rỡ và bộ râu dài tới ngực…
Trong 3 ngày lễ này, nếu bạn ra phố mà không vẽ mặt thì chắc chắn sẽ bị các nhóm trẻ nghịch lấy sơn bôi vào mặt, và khi đó dù thích hay không mọi người đều nở một nụ cười (nhưng đừng quá lo lắng vì sơn này có thể tẩy rửa dễ dàng). Các cửa hàng bán áo quần, mũ, mặt nạ, đầu tóc giả, các loại sơn để vẽ mặt đều vô cùng bận rộn phục vụ khách có nhu cầu hoá trang.
Chỉ riêng trong mấy ngày diễn ra sự kiện này, đã có hàng triệu người từ những thành phố khác nhau trên nước Đức và cả du khách nước ngoài đổ về góp mặt và vui chơi. Theo ước tính, Carnaval mang đến thu nhập hàng tỉ euro cho nước Đức mỗi năm thông qua việc mua sắm quần áo, mặt nạ hóa trang, khách sạn, bia rượu và cả chi tiêu của khách du lịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo