Độc đáo lễ Pang Phóong của người Kháng ở Điện Biên
Theo truyền thuyết, lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng dòng họ Lò, ngành Lò Khun ở Điện Biên bắt nguồn từ một sự tích. Đó là câu chuyện tình dang dở đầy lãng mạn giữa chàng trai con Tạo bản và nàng vượn hóa thân thành thiếu phụ. Câu chuyện được lưu truyền từ xa xưa nhằm tôn vinh gốc linh, hướng con người luôn nhớ về cội nguồn.
Lễ “Pang Phoóng” được diễn ra một năm một lần hoặc 3 năm một lần. Thường được tổ chức vào các tháng 10, 11, 12 Âm lịch hàng, sau khi thu hoạch xong vụ mùa ở trên nương. Nghi lễ diễn ra trong phạm vi một dòng họ và được tổ chức tại gia đình trưởng họ, có sự tham gia đóng góp của các gia đình trong dòng họ, trong lễ Pang phóong không thể thiếu phần hội được mọi người hưởng ứng nhiệt tình không giới hạn người tham gia, thậm chí còn có sự tham gia góp vui của các dân tộc khác sinh sống quanh vùng.
Phần lễ thường được tiến hành từ sáng sớm, những đồ lễ đã được chuẩn bị từ mấy hôm trước được trưởng họ sắp sếp tại gian thờ tổ tiên, thắp hương xin phép tổ tiên được làm lễ Pang Phóong cho dòng họ, Khi đã bày mâm cúng xong, trưởng họ mời thầy cúng vào làm lễ báo tổ tiên và mời tổ tiên về dự lễ phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt…
Quá trình làm lễ không thể thiếu những con vật hiến tế như: Lợn, gà. Đặc biệt, trong mâm cúng Pang Phóong theo quan niệm của dòng Lò Khun tổ tiên của dòng họ là mẹ Vượn nên không thể thiếu các loại rau, củ, quả như: Khoai lang, đu đủ, khoai sọ, chuối, bí đỏ, bí xanh…Khi các đồ lễ được sơ chế và chế biến xong được bày lên mâm rồi mang vào gian thờ cúng.
Mâm được lót bằng lá chuối, để nguyên cả 01 con lợn và 05 con gà đã chế biến chín đặt lên trên mâm, đặt cả mâm vào trong gian Khlọ hoóc thầy cúng tiếp tục vào khấn báo với tổ tiên.
Mâm cúng thường được chia thành 04 mâm, thầy cúng vừa làm lễ vừa lấy ở mỗi mâm một ít thức ăn cho vào lá Mắc chắc làm mâm lý nhỏ gồm 36 mâm, thầy cúng tay vừa dải mâm, miệng vừa khấn. Tiếp đến thầy cúng gõ chiêng, chủ nhà gõ chúm chọe báo hiệu cho mọi người biết tổ tiên đã cho phép cho con cháu khai hội trong lễ Pang Phóong. Thầy cúng lấy chum rượu cần uốn dây lạt hình chữ chữ A vẩy rượu từ trong chum ra ngoài với ý nghĩa mời rượu cho tổ tiên, đại diện các gia đình trong họ cũng làm theo, tay vừa làm miệng vừa khấn.
Tiếp theo, thầy cúng và gia chủ sẽ tiến hành làm tiếp lễ ở ngoài trời gồm: 1 cái mâm được lót bằng lá chuối, gia chủ bày đồ lễ lên mâm cúng rồi đặt xuống một khoảng đất trống cạnh nhà, chủ nhà cầm chiêng ngồi cạnh thầy cúng, thầy cúng tiến hành làm lễ.
Nghi thức cúng báo tổ tiên đã hoàn thành, gia chủ mời mọi người vào dự tiệc. Vò rượu cần được đặt ở giữa nhà, chủ nhà làm nghi lễ khai tiệc, mời mọi người cùng thưởng thức rượu cần, mâm cơm diễn ra đầm ấm. Đây là dịp để mọi người giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm ăn kinh tế…
Những lời chúc tụng nhau trong men rượu cần đã ngà ngà say cũng là lúc diễn ra phần hội thật rộn ràng người gõ trống, gõ chiêng, chúm chọe tạo nhịp âm thanh sôi nổi, mọi người một đoạn ống tre (tăng bu) dài khoảng 1,5m uyển chuyển và mạnh mẽ trong điệu múa cách điệu nghi thức trọc lỗ tra hạt truyền thống họ đứng sát vào nhau tạo thành vòng để di chuyển vòng quanh, một tay đặt lên vai người phía trước, một tay gõ Tăng Bu cứ thế nối tiếp nhau đi vòng tròn trên mặt sàn nhà cùng với tiếng Tầm đao, với những bài hát truyền thống thể hiện sự đoàn kết dân tộc, cứ thế phần hội mỗi lúc lại thêm rộn ràng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
NSND Việt Anh kết hôn với bạn gái 9x?
Lộ ảnh bên trong lễ ăn hỏi của Phương Nhi và Minh Hoàng, 1 chi tiết thể hiện rõ tâm ý nhà vị tỷ phú
Màn 'khóa môi' chấn động của Thiều Bảo Trâm với một 'chị đẹp' khiến dân tình rần rần
Dàn diễn viên đình đám từ Bắc vào Nam góp mặt trong "Gala cười 2025"
Ca sĩ Tuấn Cường tung ca khúc Tết "ai nghe cũng thấm"
Hoa hậu Tiểu Vy gặp sự cố sức khỏe khi về về quê, co giật nằm bất tỉnh khiến nhiều khán giả lo lắng