Độc đáo Tết của người Tày ở Hà Giang
Với khoảng trên 160.000 người chiếm 25% dân số tỉnh Hà Giang, người Tày sinh sống rải rác ở các huyện thành phố nhưng tập chung đông nhất ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị xuyên, Bắc Mê. Họ quan niệm một năm làm lụng vất vả ngày Tết là ngày mọi người đến chơi thăm hỏi nhau cùng nhau chung vui. Vì vậy, vào ngày này, gia đình nào cũng có một con lợn để ăn Tết.
Ngày 30 Tết bếp được gia đình quét gọn, sạch sẽ. Ngày đó mới được nhấc kiềng ra khỏi vị trí để xúc hết tro bụi cũ ra khỏi bếp. Gác bếp được quét sạch bò hóng, đồng thời treo thịt lợn ướp muối, phải có thủ lợn treo ở giữa gác bếp. Trong ngày đó bếp phải có 1-2 đoạn củi gộc, loại gỗ cứng, tươi càng tốt. Gỗ ước chừng cháy đến Rằm tháng Giêng, đấu gỗ vào nhau và nhóm lửa ngay để lấy may năm mới sắp đến, đuổi cái xấu đi. Người ta cho rằng trong 15 ngày đầu Xuân, nếu như lửa trong bếp mà tắt thì nhiều cái xấu đến với gia đình. Trong tháng Tết cổ truyền, đặc biệt là từ mùng một đến Rằm tháng Giêng không được nói tục, không được làm những việc xấu, nói xấu người khác, Nếu ai không kiêng được thì năm đó hay ốm đau, mùa màng thất bát, chăn nuôi thiệt hại.
Ban thờ ngày Tết của người Tày được trang trí hai bên là hai cây mía buộc lá kết vào nhau bằng từng khoanh giấy đỏ, thêm một cành đào, một đĩa quả, rượu, gần đến giao thừa bánh chín mang bánh lên thắp hương tổ tiên.
Đêm giao thừa mọi người đều thức để đón thời khắc giao thừa chờ gà gáy. Người Tày quan niệm rằng ai thức trước gà sẽ thông minh sáng dạ nhanh nhẹn, biết tính toán làm ăn no đủ. Do đó ai cũng muốn đón những điều tốt lành ngay từ giờ phút đầu của năm mới. Giao thừa nhà nào cũng mang ống đi lấy nước mới. Khi đi lấy nước người ta thường mang theo ba nén hương đến cắm bên cạnh máng nước nói với thần nước để xin nước mới và khi lấy nước về phải đun ngay một ấm pha chè đặt lên ban thờ mời tổ tiên uống nước. Sau đó cắt giấy đỏ dán vào cửa nhà, chuồng châu, bò, lợn, gà và gián vào các nông cụ sản xuất...
Sáng mùng một Tết mọi người trong gia đình mặc quần áo mới và ăn bữa cơm đầu tiên, khi đã ăn sáng xong mọi người đi chơi tết trước hết là con cháu đến nhà ông bà nội, chúc ông bà mạnh khỏe và con cháu tự làm cơm, ăn Tết cùng ông bà, sau đó mới đi chơi các nhà hàng xóm trong bản, đi chơi tết cũng là đi mời ông bà, anh em trong họ trong bản đến ăn bữa cơm đầu năm mới.
Những ngày này, thanh niên nam, nữ tụ tập rủ nhau đi chơi tết tham gia các hoạt động vui chơi mà người dân trong bản tổ chức như đánh yến, ném còn, đánh sảng, bắn nỏ kéo co... sau đó đến chơi các gia đinh và uống rượu hát lượn trong mấy ngày Tết.
Ngày mùng hai Tết là ngày ăn Tết đầu năm. Từ lúc gà gáy mọi người đã dậy để mổ gà khi làm thịt gà người ta thường rửa chân và đầu gà mang đến trước bàn thờ hai tay ôm gà ngay ngắn lễ bàn thờ ba lễ khấn tổ tiên rồi cắt tiết. Mâm cỗ phải đủ mười hai món tượng trưng cho mười hai tháng trong năm. Mâm cỗ được sắp xếp theo thứ tự ông bà, cha mẹ, chú bác ngồi mâm gần bàn thờ nhất sau đó mới đến con cháu. Chủ nhà mời mọi người ăn tết con cháu rót rượu vào đĩa quỳ dâng rượu. Trong bữa cơm Tết con cháu lần lượt quỳ lậy ông bà, cha mẹ người trên và chúc lại con cháu những lời tốt đẹp động viên con cháu ngày đầu xuân năm mới. Mừng tuổi cho người già trẻ con đến nhà chơi là vài nghìn tiền lẻ hoặc đôi bánh trưng. Con cháu hát mừng tuổi, ca tụng công ơn ông bà cha mẹ người trên. Ông bà cha mẹ cũng hát đối lại để động viên con cháu có hiếu biết kính trọng thương yêu ông bà cha mẹ.
Chiều ngày mùng ba Tết nhà nào cũng mổ gà làm mâm cơm tiễn tổ tiên chở về cõi âm, còn gọi là hóa vàng. Đến ngày mùng bốn Tết nhà nhà bắt đầu mang lễ ra ruộng cúng thần linh, thần đất, thần nước. Chủ gia đình cuốc cày đầu năm để lấy ngày, đó là tục lệ khai Xuân xuống đồng đặc trưng của người Tày vẫn thường được diễn ra vào dịp đầu năm còn gọi là lễ hội Lồng tồng.
Đến rằm tháng riêng người Tày lại mổ gà, lại gói bánh trưng ăn tết vào ngày 13, 14. Lễ cúng rừng vào ngày 30 tháng 2, hết ngày cấm của lễ cúng rừng, cúng thần nước thì mới được coi là hết Tết. Cứ thế, năm này qua năm khác, đón Tết của dân tộc Tày ở Hà Giang cứ tồn tại qua hết đời này sang đời khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lộ khoảnh khắc Vũ Khắc Tiệp sánh đôi cùng gái lạ sau khi ‘chia tay’ Ngọc Trinh
Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng với ‘Đêm lao xao’ mang đậm dấu ấn mùa đông
Phản ứng của Đàm Vĩnh Hưng khi đối diện cáo buộc trốn thuế, tống tiền, hôn nhân với vợ cũ bị nghi ngờ
Nhật Kim Anh đáp trả hài hước khi bị mỉa mai chụp quá nhiều bộ ảnh bầu bí, đính chính luôn điều này
Chàng trai khiếm thị và trái tim ngập tràn yêu thương
Thực hư tin đồn Lý Nhã Kỳ "yêu cầu đóng phí gặp mặt"