Độc đáo tục cúng thịt chuột ngày Tết của người Dao
Không biết phong tục thờ thần chuột có từ bao giờ, người Dao Tiền chỉ biết rằng, khi họ sinh ra và lớn lên đã có tập tục này. Những người già kể rằng, ngày mới lập làng, cuộc sống của bà con vô cùng thiếu thốn. Ngoài trồng trọt, mọi người phải đi săn bắn để kiếm sống. Trong những lúc giáp hạt vào mùa khô (thời điểm gần Tết Nguyên đán) dân làng vào rừng, đi săn gặp con gì thì bắn con đó. Thú rừng dần cạn kiệt, chỉ còn loài chuột là nhiều và dễ bắn. Do vậy nhiều người trong làng lấy thịt chuột làm bữa ăn hằng ngày. Thịt chuột trở thành lương thực cứu đói cho dân làng những lúc khó khăn. Điều kỳ lạ, cả bản làng đi bắt chuột, có ngày phải bắt được đến cả tạ, nhưng chuột không hết mà ngày càng nhiều. Để tưởng nhớ ông bà tổ tiên khai sinh ra bản làng và nhờ chuột mà người Dao Tiền mới tồn tại được đến ngày hôm nay, nên người dân ở đây coi chuột là ân nhân, phải thờ cúng thần chuột để đền đáp công ơn. Người dân nơi đây lập miếu thờ thần chuột.
Trước đây, miếu thờ thần chuột của người Dao Tiền lập rất đơn sơ, chỉ có vài viên đá được xếp lên thành một cái miếu rồi thờ. Qua bao thời gian, khi người dân ở bản Bương thành tâm thờ cúng ở cái miếu này, thì ruộng nương của bà con quanh năm được mùa mà không phải thiếu đói nữa. Giờ người dân bản Bương đã xây cho thần chuột một cái miếu đàng hoàng bằng gạch và xi măng, phía trên được lợp bằng ngói brô xi măng kiên cố, khuôn viên còn có tường rào, cổng sắp.
Hằng năm, người Dao Tiền có 3 ngày lễ lớn: Lễ cầu mùa vào Rằm tháng 5, lễ ăn cơm mới sau vụ thu hoạch vào tháng 9 và lễ Tết Nguyên đán.
Ngày Tết bát hương của gia đình Dao nhà nào cũng có ba tờ tranh, ba cây vầu, ba cây nứa, bánh trôi nặn hình rắn, hình hươu, hình khỉ, hình gấu để cúng. Con cháu cúng cho tổ tiên bằng quần áo, lợn gà, rượu gạo và không thể thiếu thịt chuột khô để cho người chết no đủ, phù hộ mình cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe nhiều nhiều. Ma họ nào họ nấy cúng, ma nhà nào nhà nấy cúng. Riêng ngày Tết Nguyên đán, ngoài các phong tục thờ cúng truyền thống, thì ở bản Bương của người Dao tiền lại có thêm món thịt chuột để cúng ông bà tổ tiên và thờ cúng thần chuột. Theo những người dân ở đây, không có loại thịt gì có thể thay thế được thịt chuột để cúng trong đêm Giao thừa. Các ma làng và những người đã khuất chỉ chấp nhận loại đặc sản “truyền thống” này của dân mình.
Mồng Hai Tết, mỗi hộ trong bản cúng hai con chuột khô (chuột làm sạch, sấy trên gác bếp), một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi vịt nuôi gà đừng cho diều hâu bắt, chăn trâu, chăn bò không bị lăn dốc, rắn rết độc cắn, dịch bệnh không lây lan, người người khỏe mạnh, làng xóm yên ổn. Người Dao Tiền quan niệm, đầu năm không ai được dùng thịt chuột tươi, nếu giết mổ chuột là điềm không lành, là mạo phạm đến thần chuột. Do vậy, Tết đến nhà nào cũng sử dụng chuột sấy khô từ trước. Thông thường, để có chuột cho những ngày lễ tết, ngay từ đầu tháng 11 Âm lịch, tất cả mọi gia đình đều phải lo chuẩn bị thịt chuột sấy khô. Trước lúc Giao thừa, gia chủ là đàn ông để thịt chuột lên bàn thờ khấn các cụ tổ tiên về ăn Tết thịt chuột. Nhà nào có nhiều thịt chuột nhất trong ngày Tết thì gặp nhiều may mắn trong năm mới. Thịt chuột thờ phải tự tay gia chủ đi bắt, không được mua ở ngoài về thì mới thể hiện sự thành kính.
Tại miếu thờ thần chuột, không ai được tự tiện vào trong miếu mà chỉ có trưởng bản mở cửa vào những ngày lễ, Tết. Họ quan niệm, nếu tự ý vào sẽ bị thần chuột đánh, không thì cũng một năm trồng trọt, chăn nuôi thất bát vì bị chuột phá phách. Ngoài miếu thờ chung của làng, ở trong bản nhà nào cũng có một bàn thờ riêng để thờ thần chuột. Bàn thờ này được đặt ngay bên cạnh bàn thờ của ông bà tổ tiên mình. Cứ đúng vào đêm Giao thừa, nơi giờ khắc sắp sửa chuyển giao một năm mới là mỗi gia đình lại chuẩn bị hai con chuột khô lên bàn thờ thắp hương báo cáo tổ tiên của họ. Trước khi thực hiện nghi lễ cũng tế, mỗi người phải tắm rửa sạch sẽ, trước khi bước vào đền phải bỏ dép ở bên ngoài cửa, sau đó đi chân đất vào, làm như vậy vừa để thể hiện sự tôn kính vừa là sự giao thoa của con người với thiên nhiên, đất trời. Sau khi đã tế lễ xong, nhà nào cũng xin lộc đóng góp lại cùng dân bản ăn uống vui vẻ để lấy may.
Người dân Dao Tiền quan niệm, trong lúc tế lễ ở miếu, người nào thấy chuột chạy qua thì năm đó thần chuột đã về phù hộ cho gia chủ. Ngược lại, vô tình dẫm phải chuột đó phải về làm một cái lễ gồm 9 con chuột, rượu sau đó cả gia đình đến miếu làm lễ xin tha tội.
Có một điều kỳ lạ là chuột sinh sống xung quanh bản Bương rất ít phá phách mùa màng, hoặc chui vào làm tổ ở các gia đình để ăn vụng và gặm nhấm đồ đạc, chỉ cần đi vào các khu rừng xung quanh bản Bương là dễ dàng bắt gặp rất nhiều chuột, nhất là vào ban đêm. Nhiều bản dân tộc lân cận vì nghe tiếng ngôi đền thờ thần chuột ở bản Bương, hàng năm cứ ngày vào lễ tết, bà con cũng rủ nhau đến đây cúng bái, rồi sau đó vào các nhà trong bản Bương chúc Tết, thực hiện các cuộc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Hiện nay, dù đời sống ở bản Bương đã được cải thiện đáng kể, ít hộ đói nhưng tục lệ đi săn chuột và thờ cúng thần chuột vẫn không bị mai một.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ phú Mỹ tuyên bố quay lưng với Đàm Vĩnh Hưng vì vụ kiện 'mất vài ngón chân', Mr.Đàm tỏ thái độ lạ
Thanh Thuỷ vừa đăng quang Hoa hậu Quốc tế đã lộ giấy đăng ký kết hôn?
Lưu Gia Linh hoàn toàn sụp đổ, hình ảnh vụ bắt cóc năm xưa bị rò rỉ, hé lộ sự thật việc không có con sau gần 20 năm kết hôn với Lương Triều Vỹ
Ngọc Trinh diện bikini, không ngại để lộ dấu vết 'phạm tội'
Một sao nữ trong "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" bật khóc nức nở, chuyện gì đã xảy ra?
Gia thế và nhan sắc bạn gái kém 37 tuổi vừa sinh con cho diễn viên Quang Minh