Độc đáo tục “giỗ sống” cha mẹ của người Nguồn
Giữ nếp nhà từ những bữa cơm gia đìnhNhững cụ già lớn tuổi nhất xứ Nguồn cũng không thể nhớ rõ từ bao giờ, việc “dâng cơm báo hiếu” hay còn gọi là “giỗ sống”, “bưng cỗ Tết”,... trở thành tục lệ ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào miền tây Quảng Bình. Chẳng cần ai nhắc nhớ, ngay từ những ngày giữa tháng 12 âm lịch đến trước phút giao thừa, phận làm con cháu đều thành tâm, tỉ mỉ chuẩn bị mâm cơm báo hiếu để dâng lên các bậc sinh thành.
Tương truyền, tục này đã có từ xa xưa, xuất phát từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của một chàng trai người Nguồn đối với mẹ mình. Một hôm có người đàn ông lên rừng bẫy được một con lợn rừng to. Anh ta đem về chọn những miếng thịt ngon nhất để dâng mẹ già cùng với cơm được nấu từ gạo nếp mới trên nương. Một năm sau đó, cũng vào dịp Tết, mẹ anh trở bệnh nặng, ăn uống không còn cảm thấy ngon, bà bèn buột miệng: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng”. Người con dâu nghe được, liền đem chuyện kể lại cho chồng.
Hai vợ chồng thương mẹ, nhưng nhà nghèo không có tiền để mua những món ngon nên bèn đem chút thóc giống cuối cùng của nhà ra thổi cơm. Người chồng cũng không quản ngại trời rét buốt, lặn lội ra suối bắt cá. Người vợ ở nhà thì làm thịt con gà cuối cùng của gia đình, sắp sửa một bữa cơm thịnh soạn cho mẹ. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại.
Năm sau đó, gia đình anh ăn nên làm ra, có của ăn của để. Một thời gian sau, dân làng biết chuyện đều nói là nhờ con cái hiếu thảo nên trời đất phù hộ. Từ đó, cứ vào dịp Tết đến là các gia đình trong vùng đều học theo anh trai làng hiếu thuận chọn thức ăn ngon nhất dâng lên cha mẹ để báo đáp bậc sinh thành.
Những người con giỏi giang phải biết chọn món cha mẹ thích ăn. Và khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà, cha mẹ những lời sám hối của mình nếu như trong năm qua khiến các bậc sinh thành phải phiền lòng. Sau đó, cả nhà cùng dùng bữa cơm báo hiếu để cầu chúc cho cha mẹ, ông bà sống lâu trăm tuổi, mong năm mới gia đình đầm ấm.
Hiếu kính cha mẹ - giá trị đặc biệt của văn hóa và tình người
Ông Đinh Văn Tân (71 tuổi), xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa: “Mâm cơm báo hiếu phải do con cái tự tay chế biến, tùy theo hoàn cảnh để làm. Ngày nay, cuộc sống hiện đại, tuy cái ăn cái mặc cũng không còn nặng nề nhưng tục lệ này vẫn là một nét đẹp trong ứng xử và là một phần thước đo đạo đức của cá nhân trong cộng đồng làng xã”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Đinh Thị Mai Anh, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Minh Hóa cho biết: “Tục giỗ sống là một nét văn hóa đẹp của đồng bào Nguồn ở huyện Minh Hóa, truyền thống này có từ xa xưa nhưng đến nay vẫn giữ nguyên bản sắc. Dù cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng đối với mỗi người con nơi đây, dù đi làm ăn xa, cứ mỗi độ Tết đến xuân về cũng đều nhớ về quê hương, nhớ gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu sum vầy và báo hiếu lên những bậc sinh thành”.
Mâm cỗ báo hiếu dù lớn hay nhỏ cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống của người Nguồn như: cơm tẻ, xôi nếp, péng rò (bánh gói bằng nếp dẻo, hình vuông, mỗi cạnh 10cm, không nhân luộc kĩ), cá sông, thịt gà, rau tớn... |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phản ứng của Hồ Ngọc Hà sau khi Minh Hằng lên tiếng về ồn ào 'chèn ép' năm trước
Triệu Lộ Tư tiết lộ phải dùng đến một loại thuốc để giữ tính mạng, tình trạng hiện tại ra sao?
Top 10 nam thần nổi tiếng hàng đầu năm 2024 do người đồng tính nam bình chọn
Hari Won từng muốn huỷ hôn Trấn Thành vì người này