'Ba điều cấm kỵ' trong chôn cất ở nông thôn: Có rắn trong lòng đất, quan tài không nâng lên được và còn một điều nữa cần lưu ý
Tục ngữ nông thôn Trung Quốc có câu: 'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang' nghĩa là gì? / Cổ nhân nói 'Thà ở trong mộ cổ còn hơn đêm về ở trong miếu hoang', tại sao ngôi chùa cổ kính lại đáng sợ hơn ngôi mộ hoang?
Quan niệm truyền thống của Trung Quốc tin rằng mặc dù cơ thể của một người sẽ bị phân hủy và rời đi nhưng linh hồn của người đó vẫn có thể tiếp tục tồn tại trên thế giới, đầu thai hoặc hóa thân thành một vị thần, bảo vệ con cháu của họ. Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng cái chết, từ "chết" là điều cấm kỵ trong ngày thường.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy, một khi người thân qua đời, một buổi lễ viếng sẽ được tổ chức rất chu đáo để phù hộ cho linh hồn của người đã khuất được an nghỉ, được đầu thai càng sớm càng tốt, đồng thời đảm bảo rằng linh hồn của người đã khuất không trở thành một con ma cô độc và đi ra ngoài để làm hại người khác.
(Ảnh minh họa)
“Tang lễ” cũng vì thế sẽ là một sự kiện trọng đại của cả người còn sống và người vừa qua đời. Một khi đã nói đến “tang lễ” thì có rất nhiều kiêng kỵ và quy tắc. Trong quá trình mai táng nếu gặp phải ba điều thì phải dừng việc mai táng, chọn ngày lành khác.
Gặp phải rắn khi chôn cất
Điều kiêng kỵ đầu tiên là trong lúc chôn cất gặp phải rắn. Rắn thường thích ẩn nấp trong cỏ hoặc ngủ đông trong đất, rắn thích môi trường mềm, mục nát.
(Ảnh minh họa)
Người xưa thường có khu vực nghĩa trang gia đình, hài cốt của nhiều thế hệ quần tụ với nhau tình cờ tạo thành môi trường sống ưa thích của rắn, vì vậy khi chôn cất, khi đào mộ thường xuất hiện rắn, thậm chí cả ổ rắn.
Không giống như người ngày nay khi nhìn thấy rắn đều cảm thấy ghê sợ và xui xẻo, người xưa đối với rắn có thái độ rất khác.
Vào thời cổ đại Trung Quốc, từ lâu địa vị của rắn rất cao, người ta cho rằng rắn có linh hồn, có thể chúc bình an, không thể dễ dàng quấy rầy. Một số thầy phong thủy cho rằng rắn phát hiện ở nghĩa địa là "rắn tiên" và "hoàng tiên" và không nên khiêu khích chúng. Nếu được đối xử tốt thậm chí chúng còn có thể mang lại may mắn.
(Ảnh minh họa)
Và trong việc này cũng có thể có yếu tố an toàn, rắn là loài động vật thông minh và biết báo thù. Nếu bạn phá ổ rắn, một số lượng lớn rắn có thể kéo đến nhà bạn để trả thù.
Và rắn có thể khoan lỗ để đào đất, nếu quan tài được đặt gần ổ rắn, rất có thể sẽ khiến ngôi mộ sụp đổ và ẩm ướt, không đảm bảo chắc chắn.
Quan tài không nhấc lên được
Kiêng kỵ thứ hai là quan tài không nhấc lên được. Quan tài của người xưa rất dày, một mặt là để làm nổi bật gia thế của gia đình, mặt khác cũng là để cách ly không khí, bảo vệ thi thể.
(Ảnh minh họa)
Các gia đình quý tộc cũng sẽ đặt "quan tài" ở bên ngoài quan tài để sao cho nơi an nghỉ của người đã khuất độc đáo và nguy nga nhất, mặt khác có thể ngăn cản những kẻ trộm mộ.
Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, nếu một quan tài không thể nhấc lên được để đưa đi chôn cất thì họ cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp để chôn cất, nên rời sang thời điểm khác.
Đó cũng là do quan niệm "linh hồn bất tử" đặc biệt của Trung Quốc. Quan niệm này cho rằng sau khi linh hồn con người rời khỏi thể xác, có thể vẫn lang thang trên cõi đời và hoài niệm về gia đình.
(Ảnh minh họa)
Việc quan tài không nhấc lên được là do linh hồn của người đã khuất ngăn cản việc chôn cất, muốn được gặp người thân nhiều hơn, một khi chôn xuống đất sẽ phải đầu thai, không bao giờ gặp lại người thân.
Đào mộ phát hiện xương trong đất
Điều cấm kỵ cuối cùng là nếu khi đào mộ đột nhiên xuất hiện xương trong đất thì nên dừng việc chôn cất và chọn địa điểm khác.
Cũng chính vì quan niệm của người xưa “hạ thổ để yên bề gia thất” nên dù địa vị như thế nào cũng phải có quan tài. Trong mắt người Trung Quốc, quan tài tượng trưng cho ngôi nhà, một ngôi nhà có thể giúp linh hồn nghỉ ngơi trong hòa bình.
(Ảnh minh họa)
Nếu phát hiện xương cốt trong đất thì có thể hiểu người này không có người thân, bạn bè, con cháu chuẩn bị quan tài cho mình, có nghĩa là người đó là một vong linh cô độc.
Nếu hài cốt được an táng ở đây, thì mảnh đất này đã bị người này “chiếm giữ”, nếu tùy tiện chôn cất quan tài ở đó, chẳng khác nào chiếm đoạt địa vị của người khác, sẽ gây ra tai họa, khiến người chết không được yên bề gia thất.
Vì vậy, nếu người xưa đào huyệt mà phát hiện hài cốt, chẳng những không nên chôn quan tài ở đây mà còn nên mời thầy đến hành lễ, mong điều xui xẻo không ập đến với gia đình mình. Đồng thời, họ cũng sẽ thông báo đến chính quyền địa phương để chôn cân hài cốt đó cẩn thận.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này