"Chỉ đích danh" những món con hay đòi ăn nhưng mẹ nhất định phải nói "không"
Thanh lọc gan kỳ diệu bằng 1 loại thực phẩm có ngay trong nhà / Thực phẩm cực kị với trứng bạn không được ăn chung
Thức ăn nhiều màu sắc
Nhiều loại ngũ cốc, kẹo và đồ uống có màu sắc rực rỡ có thể chứa thuốc nhuộm thực phẩm có hại cho trẻ em. Thuốc nhuộm Red 40, Yellow 5 và một số loại thuốc nhuộm thực phẩm khác có thể kích hoạt hành vi bất lợi như hiếu động ở một số trẻ em.
Ở châu Âu, các thực phẩm có chứa các loại thuốc nhuộm riêng sẽ được dán nhãn hiệu “có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự chú ý và hoạt động ở trẻ em”. Ngoài ra thuốc nhuộm còn có thể gây ra dị ứng như phát ban, ngứa và sưng ở những người nhạy cảm. Thậm chí chúng còn có khả năng gây ung thư.
Vì vậy khi chọn đồ ăn cho con, bố mẹ không nên chọn những loại thực phẩm chế biến sẵn có màu sắc quá tươi sáng, rực rỡ.
Xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp
Thịt đóng gói, đóng hộp, thịt đã qua xử lý chứa hàm lượng nitrat cực kỳ lớn. Bắt đầu một ngày mới bằng các loại thịt này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư ở trẻ. Người mẹ hãy thay thế lượng protein cần nạp cho trẻ buổi sáng bằng những thực phẩm lành mạnh hơn như trứng, sữa và phô mai.
Thực phẩm chiên rán
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa.
Mì ăn liền
Lối sống hiện đại bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh lựa chọn mì ăn liền làm bữa ăn sáng cho con. Tuy món ăn này chế biến nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó được chiên đi chiên lại nhiều lần, hàm lượng chất béo khá cao và khi đi vào cơ thể có nguy cơ tồn đọng lại rất lâu. Ăn nhiều mì ăn liền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón do mì ăn liền không cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Muối
Muối là một vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi chúng ta. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống.
Nếu vượt quá, sẽ ảnh hưởng đến thận và não bộ của trẻ. Các mẹ không cần cho muối vào đồ dặm, bởi bản thân rau củ, thịt cá đã chứa ăn lượng muỗi cần thiết rồi.
Bỏng ngô và đồ ăn nhanh
Hương vị ngọt ngào, béo ngậy của bóng ngô khiến trẻ em rất thích thú thế nhưng đây là món ăn có chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Sau khi chế biến, bỏng ngô sẽ được cho thêm nhiều đường hóa học, bơ và muối.
Ngoài ra trong bỏng ngô cũng thường có chất diacetyl, một chất hóa học tạo mùi bơ gây nguy hiểm cho phổi. Ngoài ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất bảo quản trong bao bì bỏng ngô cũng sẽ bị giải phóng ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến hành vi, sự phát triển của bé.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng hóa chất perfluor được tìm thấy trong bao bì đồ ăn nhanh như bánh burger, sandwich, thức ăn chiên kiểu Pháp, đồ đựng thức ăn Trung Quốc và hộp bánh pizza. Các hóa chất này có thể ăn vào thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào