“Cụ” lộc vừng trả 8 tỷ đồng không bán; Chị em bán chè mùa nóng lãi cả trăm triệu đồng
8 ý tưởng trang trí vườn đẹp mộng mơ, ngọt ngào cho ngày cưới / Kem chống nắng là vật bất ly thân ngày nắng nóng nhưng dùng thế nào mới đúng?
“Cụ” lộc vừng “tích tụ phát lộc” trả 8 tỷ đồng không bán
Cây lộc vừng cổ thụ được trồng ngay cổng nhà anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Cây cao khoảng 5m nhưng kỳ lạ phần gốc phình to ra bất thường, đường kính gốc lến đến 2,2m.
Anh Toàn cho biết, cây lộc vừng có tên “tích tụ phát lộc” vì đến mùa hoa, hoa đùn từ dưới gốc lên đến ngọn. Cây có tuổi đời trên 300 năm.
Kể về nguồn gốc của cây, anh Toàn nói: “Tôi mua cây lộc vừng cách đây gần 20 năm của một dòng họ gần đền Trần (Nam Định). Trước khi bán cho tôi, cả dòng họ họp nhiều lần sau đó mới quyết định bán đi để xây từ đường. Nghe họ nói cây này là của một ông quan trong dòng họ trồng nuôi dưỡng”.
"Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều anh em trong giới chơi cây cũng khẳng định đây là cây lộc vừng có “1-0-2” ở Việt Nam", anh Toàn cho hay.
Cây ra hoa quanh năm, hoa rất dài, thậm chí mùa đông cũng có hoa. "Mùa hoa thì nó “đùn” hoa từ gốc lên, kín cả cây, hoa dài 1,2 – 1,3m/bông mà hoa rất dày", anh Toàn nói.
Đã có rất nhiều đại gia tìm đến hỏi mua nhưng anh Toàn chưa bán bởi anh coi cây lộc vừng như một cây “phát lộc” cho gia đình.
Nói về giá trị của cây, anh Toàn cho biết, đã có người trả 8 tỷ đồng nhưng anh không bán.
Nắng nóng chưa được một tháng, bán chè online đã lãi gần trăm triệu đồng
Nhiều ngày gần đây, TPHCM đang vào đợt cao điểm nắng nóng, nên chị Nhâm T. Bích Ngọc (Lê Tuấn Mậu, TP.HCM) đã phải gò lưng ra làm việc để có đủ hàng phục vụ khách.
Lượng khách khá đông nên dù mới bán được 25 ngày, trung bình một ngày, chị Ngọc phải làm 150 - 200 chai chè cho khách, cao điểm có thể lên đến 300 - 400 chai. Thậm chí, chị Ngọc cho biết: “Tôi còn phải xin khách chuyển sang ngày hôm sau để cho đỡ quá tải và chờ nhập thêm nguyên liệu".
“Làm không hết việc là bởi, chè tuyết yến nhựa đào này khá đặc biệt, ít người biết làm nên đây cũng là một lợi thế giúp tôi bán được nhiều hàng. Khách mỗi lần đặt mua toàn lấy ít nhất 4 chai nên loanh quanh vài chục khách thôi đã hết hàng”, chị Ngọc chia sẻ thêm.
Giá mỗi chai chè tuyết yến nhựa đào khoảng 45.000 đồng, như vậy trung bình mỗi đơn hàng chị Ngọc đã thu về 180.000 đồng. Một ngày 150 - 200 chai cũng đã thu về từ khoảng 7 - 9 triệu đồng, chưa kể những ngày bán được 300 - 400 chai. Sau khi trừ đi chi phí mua nguyên liệu, chai nhựa, chi phí nấu chè thì tổng số tiền lãi đã rơi vào khoảng gần 100 triệu đồng.
Hiện nay, giá các loại nguyên liệu để nấu lên món chè này trên thị trường rất đắt đỏ. Nhựa hoa đào bán lẻ đã 400.000 đồng/lạng, nếu mua cả cân thì giá 3,5 triệu đồng. Riêng tuyết yến, dù giá có 1 triệu đồng/lạng thì muốn mua cũng phải chờ đợt hàng mới, vì hàng liên tục hết. Còn Saffron chính hãng thì thậm chí còn có giá lên tới 250.000 đồng/1g.
Loại cải "vừa cay vừa đắng", giá tới 2 triệu đồng/kg
Loại củ “đắng lè” này được xem là loại rau đắt nhất được trồng ở vùng nông thôn, nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà chúng lại được bán với mức giá trên trời như vậy.
Đó là củ cải ngựa Nhật Bản, hay còn được biết đến với tên gọi là Wasabi. Rễ của Wasabi rất giống với rễ của rau diếp ngồng mà chúng ta thường hay ăn. Lá của Wasabi rất tròn, giống như tiền xu phiên bản phóng đại vậy. Ở những củ Wasabi trưởng thành còn mọc ra những bông hoa nhỏ giống với hoa của cải chip, trông rất đẹp mắt, quan trọng hơn là chúng cũng có thể được sử dụng làm thuốc.
Rễ của Wasabi được dùng làm gia vị và có vị cay cực mạnh. Vị cay của nó giống như của mù tạt hơn là vị cay của capsaicin trong ớt, có tác dụng lên mũi hơn là tác dụng lên lưỡi.
Hiện tại rễ của Wasabi có thể được bán với giá 300 nhân dân tệ nửa kg (khoảng 1 triệu đồng). Trên thực tế, mức giá như vậy cũng không phải là không hợp lý. Ăn nhiều Wasabi có thể ngăn ngừa ung thư. Đối với trẻ nhỏ, chúng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, Wasabi cũng có lợi trong việc thúc đẩy tiêu hóa, thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Chúng tốt cho cả người già và trẻ nhỏ.
Vì nhu cầu thị trường cũng như lợi nhuận từ giá cả của chúng mà nhiều hộ gia đình ở nông thôn đã tiến hành trồng Wasabi. Trong mắt họ, Wasabi là một cây trồng kinh tế thiết thực, có thể mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?