'Độc, lạ' với món nhộng sâu muồng - 'tôm rừng' của Tây Nguyên
Cách làm mận trộn tai heo giòn ngon khó cưỡng / Cách làm ngao xào hẹ ngon miễn chê, cả nhà ăn hết nồi cơm
Nói đến Tây Nguyên, người ta không chỉ nghĩ tới với vùng đất đỏ bazan hùng vĩ, cây cối bạt ngàn. Nơi đây còn là "cái nôi" của những món ăn ngon, độc đáo và lạ mắt. Trong số các món ăn ấy, phải kể đến món nhộng sâu muồng, được ví như "tôm rừng" của vùng đất cao nguyên.
Món nhộng sâu muồng được ví như "tôm rừng" - đặc sản của Tây Nguyên
Nhộng sâu muồng là dạng tiến hóa của loài sâu trên cây muồng, có vẻ ngoài dễ nhận dạng bằng màu xanh lá cây. Cây muồng là loại cây thường được trồng để lấy bóng mát, vừa là trụ cho tiêu bám vào, cây muồng được trồng đan xen giữa rẫy cà phê.
Cuối tháng 3 - đầu tháng 4, thời điểm mà Tây Nguyên nóng nhất, là lúc hàng ngàn con bướm vàng bay rợp những cánh rừng muồng để đẻ trứng. Chỉ vài ngày sau, chúng nở thành những con sâu bám vào dưới các lá cây để sống.
Những chú sâu nằm dưới tán lá cây muồng, cây tiêu sau khi ăn no, chúng đã sẵn sàng nhả tơ hóa kén chuẩn bị biến thành nhộng chỉ sau một đêm.
Loài sâu muồng nhỏ, có lưng màu vàng, hai bên mình có sọc đen, mình trơn. Chúng di chuyển bằng cách cong thân mình lại và bắn về phía trước. Loài này rất háu ăn nên con nào con nấy thường mập mạp. Với những người Ê Đê bản địa, loài sâu muồng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Chỉ cần rảo bước quanh những gốc muồng là có thể thu về những bao sâu to đầy sụ.
Nhộng sâu muồng sau khi tiến hóa, đặc điểm nhận dạng của chúng là màu xanh ngọc.
Để làm món nhộng sâu muồng rất đơn giản. Sâu sau khi được bắt về, bỏ thêm một ít lá cho sâu ăn, tiếp tục để chừng nửa ngày cho sâu tiến hóa thành nhộng sâu muồng. Rửa thật sạch, để chảo nóng già, phi tép hành tỏi cho thơm rồi bỏ tất cả nhộng vào xào đảo đều để tránh bị nhộng dập nát. Nêm thêm một ít muối, đường, mắm vào để vừa ăn. Để tăng thêm phần gia vị, một số nơi còn bỏ thêm một ít ớt và lá chanh thái nhỏ cho vào cùng. Người Ê Đê thường xào không để giữ lại hương vị ngọt béo đặc trưng của loài nhộng này.
Sau khi rang xong, nhộng có màu vàng ươm, vỏ ngoài giòn tan, béo ngậy và vị bùi, nếu để ý kỹ bạn có thể cảm nhận được hương vị của lá cây muồng trong từng thớ thịt của nhộng. Nhộng muồng thơm và ngon hơn nhộng tằm ở chỗ ăn nhiều được mà không bị ngấy.
Nhộng sâu muồng sau khi đã được chế biến rất bắt mắt và thơm ngon.
Bà con đồng bào dân tộc Ê Đê thường truyền tai nhau món ăn ngon độc lạ này, không chỉ cải thiện bữa ăn vào những ngày trời nắng nóng mà còn là phương thuốc để ngăn ngừa bệnh sốt rét hiệu quả. Còn đối với những quý ông, đây là một dịp để có thể tăng cường sức khỏe.
Món ăn nhộng sâu muồng không chỉ là món ăn dân dã của đồng bào Ê Đê nữa mà đã trở thành niềm tự hào của Tây Nguyên, được nhiều người săn đón, ưa thích.
Mùa sâu chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3 - 4 hàng năm. Nhưng khi mà những chú nhộng đã hóa kén thành bướm bay đi, nhưng ai đã nếm qua thử một lần thì dư vị vẫn còn ấy không sao quên được món ăn dân dã mà đậm chất Tây Nguyên này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được