Đời sống

"Đổi việc hay đổi chồng?" – Lời nói nửa đùa nửa thật khiến mẹ chồng bàng hoàng và ngừng chê con dâu lương thấp

DNVN - Chỉ với một câu nói đầy châm biếm, tôi khiến mẹ chồng tá hỏa, không dám nhắc lại chuyện tôi lương thấp. Câu chuyện gia đình tưởng chừng nhỏ nhặt ấy hóa ra lại là bức tranh phản ánh thực tế mà nhiều người phụ nữ phải đối mặt trong hôn nhân.

Mẹ chồng “lật kèo” phút chót: Tưởng tránh trách nhiệm, tôi bẽ bàng nhận ra sự thật đau lòng sau 3 tháng / Em chồng chê bai cháu trai không tiếc lời, chị dâu đáp trả sắc bén khiến cả nhà đứng hình

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chồng tôi, Thăng, lớn hơn tôi một tuổi, nhưng nếu xét về sự trưởng thành, có lẽ anh chỉ như một đứa trẻ. Với mức lương cơ khí 12 triệu đồng, anh hài lòng tuyệt đối và không bao giờ nghĩ đến việc phấn đấu. Trong mắt anh, thế đã là đủ để sống an phận, để hưởng thụ.

Ngày còn yêu, tôi từng nghĩ anh không dám cãi lại tôi, chiều chuộng tôi là biểu hiện của sự tôn trọng. Nhưng khi về chung sống, sự nhu nhược và thụ động của Thăng trở thành gánh nặng đè lên vai tôi. Không chỉ là trách nhiệm tài chính, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do tôi tự xoay xở.

Khi chúng tôi chuyển vào căn nhà cũ mà bố mẹ chồng cho, tôi đã nhanh chóng nhận ra cần phải sửa sang. Vậy mà, thay vì cùng tôi lên kế hoạch, Thăng chỉ ậm ừ: “Em quyết thế nào cũng được.” Câu trả lời nghe qua có vẻ tôn trọng, nhưng thực chất là lời lảng tránh trách nhiệm. Cuối cùng, tôi – một người phụ nữ mang thai tháng thứ năm – tự mình tìm thợ, mua vật liệu, thậm chí vay tiền để thanh toán.

Sau bốn năm sống chung, tôi nhận ra người chồng này không chỉ không gánh vác gia đình, mà còn là “gánh nặng” thực sự. Anh xem việc trông con là buộc đứa trẻ vào chân để rảnh tay chơi game, ăn cơm xong không dọn, cũng chẳng quan tâm tới công việc hay tài chính.

 

Thời gian trôi qua, sự thất vọng trong tôi không ngừng tích tụ, đặc biệt là khi tôi sinh con thứ hai. Thu nhập giảm sút do nghỉ sinh, tôi phải đối mặt với áp lực tài chính ngày càng lớn. Nhưng Thăng lại thản nhiên buông một câu làm tôi chết lặng: “Nhà này giờ trông vào anh, em liệu mà chiều anh, không là mất cần câu cơm đấy.”

Đỉnh điểm xảy ra khi mẹ chồng biết chuyện lương lậu của tôi và bắt đầu “lên lớp”. Hôm ấy, bà đón con tôi từ trường về, rồi ngồi chờ tôi với những lời lẽ bóng gió.

“Người ta bận rộn thế nào cũng lo được cho con cái, còn kiếm được nhiều tiền. Con xem, làm lương thấp thì đổi việc, chứ cứ thế này khổ cả nhà.”

Tôi cười nhạt, đáp lời bằng câu nói nửa đùa nửa thật: “Tìm việc mới không bằng tìm chồng mới mẹ ạ. Có chồng khác biết lo toan thì con mới bớt khổ.”

Lời nói ấy như một cú sốc khiến mẹ chồng bàng hoàng. Bà không chỉ im lặng mà còn không ngăn được tôi kể hết những ấm ức chất chứa suốt thời gian qua. Tôi nói thẳng về sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của Thăng, từ chuyện nhà cửa, con cái, đến việc kiếm tiền.

 

Mẹ chồng nghe xong, thay vì trách cứ, chỉ thở dài và nói: “Mẹ hiểu. Thăng nó vô tư, trẻ con quá, nhưng nó thương và nể con. Hai đứa cố gắng nhịn nhau một chút cho êm cửa êm nhà.”

Kể từ hôm đó, mẹ chồng tôi thay đổi hẳn. Bà không chỉ giúp đón con mà còn chủ động hỏi tôi có cần hỗ trợ gì không. Có lẽ bà sợ tôi sẽ bỏ chồng thật. Nhìn thái độ của bà, tôi vừa thương vừa buồn cười.

Thăng trẻ con không phải lỗi của mẹ, nhưng nếu anh không thay đổi, liệu tôi có thể nhẫn nhịn đến bao giờ? Câu chuyện của tôi là lời nhắc nhở cho những người chồng: hãy trưởng thành trước khi quá muộn.

1
Trâm Anh (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm