"Khung giờ vàng" cho trẻ đi ngủ buổi tối, bé lớn lên thông minh, khỏe mạnh vượt trội
Nấu cơm đừng chỉ cho nước vào gạo, thêm thứ nguyên liệu này cơm thơm phức, dẻo quyện / Thứ nước người Nhật dùng nấu cơm hàng ngày giúp giảm cân, sống thọ, ở Việt Nam bán rất rẻ mà không biết
Trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Sự tăng trưởng của trẻ không thể tách rời khỏi sự bài tiết hormone tăng trưởng, hormone tăng trưởng bài tiết càng nhiều thì trẻ càng lớn nhanh. Hơn nữa hormone tăng trưởng được bài tiết nhiều hay ít ở mỗi thời điểm là khác nhau, hormone tăng trưởng được bài tiết dồi dào nhất là lúc trẻ ở trạng thái ngủ.
Thời gian bài tiết hormone tăng trưởng dồi dào nhất nằm ở 2 thời điểm, một là lúc 10 giờ tối, một là lúc 6 giờ sáng. Trong khoảng 2 thời điểm này, nếu trẻ được ngủ sâu giấc, thì sự phát triển của trẻ càng tốt, như vậy lúc 10 giờ tối trẻ đi ngủ có phải là tốt nhất? Thực thế không phải vậy, lúc 10 giờ trẻ nhất định đang ngủ ở trạng thái sâu, do đó trẻ phải đi ngủ từ lúc 9 giờ tối và chỉ ngủ lúc 9 giờ, giấc ngủ của trẻ mới có thể ngủ sâu vào lúc 10 giờ. Trẻ đi ngủ vào thời gian này sẽ phát triển thể chất và thông minh hơn trẻ thường xuyên thức khuya.
Ảnh minh họa
Tác hại khi trẻ đi ngủ muộn?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Tuy vậy, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ.
Đối với trẻ em, giấc ngủ sẽ giúp hỗ trợ cho sự phát triển trí não và thể chất. Trẻ ngủ muộn vào ban đêm sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ. Ngày hôm sau, đến lớp học trẻ sẽ gặp tình trạng không tập trung và trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, vì thiếu ngủ, trẻ ngủ muộn rất dễ ngủ vào ban ngày, đi học thường ngủ gật, đại não vận động tương đối chậm, trí nhớ của trẻ sẽ bị suy giảm và ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ.
Trẻ ngủ muộn cũng rất dễ bị béo phì, vì trẻ ngủ muộn thường bị đói, theo thời gian phát triển thói quen ăn khuya. Ngủ muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến tim và các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi vào ban đêm.
Mẹ nên làm gì để trẻ có một giấc ngủ chất lượng?
Không gian phòng ngủ
Phòng ngủ của bé phải thông thoáng, mát mẻ và tốt nhất là có thể che kín ánh sáng khi cần thiết. Trong những năm đầu đời, thời gian ngủ ban ngày của trẻ rất nhiều, vì vậy nếu ánh sáng thường xuyên chiếu vào phòng sẽ gây khó ngủ, thậm chí hại mắt bé. Không gian trong phòng phải sạch sẽ, thơm tho, giường bé nằm phải giữ sạch tối đa và tránh để những vật cứng có thể gây nguy hiểm cho trẻ gần đó.
Âm thanh khi trẻ ngủ
Trẻ em rất nhạy cảm với tiếng động vì vậy nếu không gian xung quanh nơi trẻ ngủ thường có tiếng ồn, trẻ sẽ không thể ngủ sâu. Cần giảm tối thiểu các yếu tố kích thích lên hệ thần kinh của trẻ, trong đó tiếng ồn cũng là một yếu tố cần loại bỏ ngay từ đầu. Cha mẹ không nên xem tivi và dùng máy vi tính ở gần nơi bé ngủ.
Tập giờ ngủ cho trẻ
Đây là việc làm khá gian nan và khiến nhiều mẹ đầu hàng. Việc tập cho trẻ ngủ đúng giờ vừa phát triển trí não cho trẻ, tạo nếp sinh hoạt lành mạnh về sau vừa giúp mẹ chủ động thời gian. Hãy thiết lập những tín hiệu đặc trưng của việc đi ngủ, ví dụ để phòng tối, có tiếng nhạc du dương, vỗ nhẹ vào lưng bé, bé đòi chơi bạn cứ im lặng giả bộ, …lặp đi lặp lại như vậy bé sẽ hình thành phản xạ ngủ đúng giờ khi thấy các tín hiệu này.
Dạy trẻ tính độc lập khi ngủ
Tuyệt đối không ôm ấp con khi ngủ. Nhiều cha mẹ nghĩ ôm để con an tâm ngủ ngon, điều này rất phản khoa học. Việc cha mẹ ôm con có thể cản trở hô hấp của trẻ, thậm chí lây bệnh qua đường thở cho con. Hơn nữa, nếu bạn ôm ấp trẻ ngủ trong 3 tháng đầu thì sau đó giấc ngủ của bé sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó. Khi không được ôm nữa, bé sẽ ngủ không ngon và rất dễ tỉnh giấc.
Giấc ngủ trưa đặc biệt quan trọng
Trẻ có thói quen ngủ trưa có khả năng tập trung tốt hơn và thông minh hơn những đứa trẻ khác. Lý do là sau một giấc ngủ trưa, tinh thần trẻ sảng khoái, vận động linh hoạt nên càng kích thích não bộ phát triển. Đối với trẻ nhỏ, nhu cầu ngủ là rất lớn, vì thế, cha mẹ hãy rèn cho trẻ một thói quen ngủ lành mạnh, bổ ích. Giai đoạn từ 0-2 tuổi chính là thời điểm dễ dàng nhất để đạt nền tảng này. Nếu qua đi, khi trẻ đã lớn hơn rất khó để tập lại từ đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước