Đời sống

'Lộc trời' chui lên từ bùn đất, cứ đến mùa là xuất hiện, dân bắt về bán 500.000 đồng/kg thành đặc sản được ưa chuộng

Loài này nhơn nhớt, nhiều người nhìn thấy sợ nhưng thực chất đây là đặc sản nổi tiếng, có hương vị thơm ngon.

Có gì trong bát bở dát vàng trị giá 4 triệu đồng đắt nhất Việt Nam / Thấy vợ trở mình không ngủ được, chồng ôm lấy tôi thở dài rồi nói một câu khiến tôi giận dữ hất anh ra rồi bỏ đi ngay trong đêm

Từ lâu, các món ăn từ rươi đã được xem là cực phẩm trong thời điểm cuối thu hàng năm tại Việt Nam, chẳng hạn như chả rươi vỏ quýt, rươi kho nồi đất, rươi nướng lá lốt... Dù có vẻ bề ngoài đáng sợ, nhơn nhớt, nhưng thực chất con rươi là đặc sản thơm ngon được nhiều người săn lùng.

"Lộc trời" chui lên từ bùn đất, cứ đến mùa là xuất hiện, dân bắt về bán 500.000 đồng/kg thành đặc sản được ưa chuộng - 1

Ảnh minh họa.

Rươi thuộc họ giun nhiều tơ, có khoảng 500 loài chia thành 42 chi. Môi trường sinh sống của rươi thường là ở các khu vực nước lợ, hoặc các khu vực tiếp giáp giữa môi trường nước lợ và nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ rươi có thể sinh sống trong cả môi trường biển.

Ở Việt Nam rươi có nhiều ở một số tỉnh địa phương đồng bằng vùng trũng, đặc biệt là vùng Kinh Môn, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương, rươi xuất hiện khá dày đặc. Mỗi khi đến mùa, rươi xuất hiện thành từng đàn nhung nhúc.

"Lộc trời" chui lên từ bùn đất, cứ đến mùa là xuất hiện, dân bắt về bán 500.000 đồng/kg thành đặc sản được ưa chuộng - 2

Dân gian có một số câu ca dao để nói về thời điểm rươi xuất hiện trong năm. Ví dụ như "tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm", ý chỉ rươi nổi nhiều, tập trung nhiều nhất trong ngày 20 tháng chín đến ngày 5 tháng mười âm lịch mỗi năm. Hoặc câu "tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng", "bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy", đều ngấm ngầm nhắc nhở mọi người về thời gian chín mùi để thu hoạch và chế biến các món ăn từ rươi.

Rươi được rao bán rầm rộ trên chợ mạng, chợ chung cưvới các mức giá khác nhau, từ 350-500.000 đồng/kg, tùy thời điểm, đắt nhất là lúc đầu mùa. Khi rửa rươi cần hết sức cẩn thận, chỉ cần thả vào chậu nước rồi dùng tay đẩy thật nhẹ kẻo rươi bị vỡ bụng. Sau đó, dùng nước ấm chừng 30-40 độ C rồi thả rươi vào để sạch lông, thấy rươi nổi lên thì vớt ra để chế biến món ăn.

 

"Lộc trời" chui lên từ bùn đất, cứ đến mùa là xuất hiện, dân bắt về bán 500.000 đồng/kg thành đặc sản được ưa chuộng - 3

Nghề săn rươi cũng vì thế mà mang lại thu nhập cho người dân ở nhiều tỉnh thành.Sau khi thu hoạch, những mẻ rươi tươi rói được bán lại cho các nhà hàng đặc sản hay khu chợ lớn.Muốn giữ được con rươi, theo người dân địa phương, điều quan trọng nhất là phải làm sao giữ được môi trường sống tự nhiên nhất để chúng sinh sôi, nảy nở. Cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước, nguồn thức ăn cho các loài này phát triển.

Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của rươi hoàn toàn không thua kém gì thịt bê non, với mỗi 100g rươi thì có đến 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo. Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm