Đời sống

'Lộc trời' mọc hoang trên cồn cát, xưa nhổ vứt đi, nay thành đặc sản lạ rất được ưa chuộng, có tiền cũng khó mua được

Loại rau dại này được ví như "lộc trời ban", mọc hoang dại trên cồn cát, có hương vị lạ và hấp dẫn.

Biết tôi chuẩn bị mua nhà, bạn gái ngỏ ý góp một số tiền nhỏ nhưng lại đưa ra điều kiện hết sức nực cười / Đưa người yêu về ra mắt, chưa ngồi vào mâm tôi đã muốn "độn thổ" vì bạn gái đòi ăn thứ khiến cả họ ngỡ ngàng

Trên những bãi cát biển ở Quảng Ngãi, Quảng Bình, Bến Tre, Trà Vinh... có xuất hiện một loại rau lạ được ví như "lộc trời" ban cho người dân nơi đây. Thứ rau dại này không chỉ có mùi vị thơm ngon hấp dẫn mà lại bán rất được giá vì những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đó là rau sâm biển.

Rau sâm biển còn có những tên gọi khác là xà lách biển, sa sâm nam, nam sa sâm, diếp biển, hải cúc trườn… Cây có tên khoa học là Launaea sarmentosa (Willd.) Alston, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

"Lộc trời" mọc hoang trên cồn cát, xưa nhổ vứt đi, nay thành đặc sản lạ rất được ưa chuộng, có tiền cũng khó mua được - 1

Ảnh minh họa.

Theo tìm hiểu, rau sâm biển thuộc loại cây thảo sống dai. Gốc rễ hơi dày lên, thân dài 20-30cm, mảnh, mọc bò, đâm rễ và mang hoa ở các đốt. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, chia thuỳ lông chim, dài 3-8cm, rộng 5-15mm,thon hẹp dần ở gốc, thuỳ tận cùng hình tam giác lớn hơn, các thuỳ bên hình tam giác, tù, các thuỳ gốc càng xuống càng hẹp dần.

Từ nhiều năm trước, mỗi lần có tàu đánh cá đi vào bờ, người ta lại ghé vào để xin vài rổ rau sâm biển về để nấu ăn. Rau này làm bổi nấu canh chua cũng được, đặc biệt ngon khi ăn với cá nướng chấm nước mắm gừng, còn đem phơi khô nấu nước uống thì thấy khỏe trong người...

"Lộc trời" mọc hoang trên cồn cát, xưa nhổ vứt đi, nay thành đặc sản lạ rất được ưa chuộng, có tiền cũng khó mua được - 2

Tuy nhiên, cây rau này nhiều năm nay khi cần thì người dân hái ăn, nấu nước uống chứ không khai thác với mục đích kinh tế. Thậm chí, nhiều người xem đây là loại cây dại nên đào bỏ.

Thấy nhu cầu người sử dụng có, vài năm gần đây, chị Lê Thị Kim Hên, ngụ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre thử đem ra bán và rao bán trên mạng. Sau vài tuần, khách hàng của chị đông hơn và phản hồi tốt nên toàn bộ đất trồng khoảng 1 công xung quanh vuông tôm gia đình chị mở rộng diện tích sâm nhưng không đủ bán.

 

"Nói là trồng, chăm sóc rau sâm cho sang vậy chứ thực tế có tác động được gì đâu. Bởi nắng nhiều hay mưa nhiều là thân rau bị rục ngay; bón phân vô cơ thì rục luôn cả rễ chứ nói gì thân lá. Mùa mưa chúng tự mọc lên rồi mình cắt bán, mùa nắng thì chúng rụi sạch, đến mùa mưa năm sau lại tự mọc lên, giống như của... trời cho vậy đó", chị Hên nói.

"Lộc trời" mọc hoang trên cồn cát, xưa nhổ vứt đi, nay thành đặc sản lạ rất được ưa chuộng, có tiền cũng khó mua được - 3

Có thời điểm, thương lái đổ xô đến mua rau sâm biển. Rau tươi, rau khô gì cũng mua; mua cả rễ, thân, lá... với giá trung bình khoảng 70.000-120.000 đồng/kg tùy thời điểm.

"Loại rau này rất dễ chế biến. Ăn với lẩu, ăn sống thậm chí nấu một tô mì tôm mà có cọng rau này cũng ngon hơn. Hơn nữa, loại rau này không cần phân bón, tưới tiêu nên hoàn toàn sạch, có nhiều người ưa dùng",một người dân ở Bến Tre chia sẻ.

Theo Đông Y, rau sâm biển có tác dụng lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Tại Ấn Độ, người ta dùng thay thế cho bồ công anh làm thuốc lợi sữa. Lá cũng dùng làm thuốc trị tạng bạch huyết; rễ cây phơi khô, sao vàng làm thuốc uống giải khát, giúp tiêu hoá. Toàn cây nghiền ra dùng đắp trị vết cắn của con sứa, dùng dịch cây đắp trị đau thấp khớp…

 

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm