Đời sống

nhóm người tuyệt đối không ăn lòng lợn, thèm mấy cũng đừng dại động đũa

Lòng lợn, cháo lòng vốn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có 4 nhóm người nên tránh xa món ăn này.

Những thực phẩm đại kỵ với những người bị sỏi thận / Thầy phong thủy nhắc nhở: Bát đại kỵ trước cửa nhà khiến tài lộc tiêu tán, đó là những thứ gì?

Người có đường tiêu hóa kém

Lòng lợn chứa nhiều chất béo nên thường khó tiêu, không phải là thực phẩm phù hợp với người đang bị rối loạn tiêu hóa, người đang phải đối phó với các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, người có bụng dạ yếu, hay đau bụng, đi ngoài.

long-lon-01
Ảnh minh họa.

Ruột của động vật có thể chứa một lượng lớn các loại vi khuẩn gây bệnh như E. Coli, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Người ăn phải nội tạng động vật không được nấu chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như lao, than, lợn đóng dấu... hoặc các bệnh nhiễm ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...

Người béo phì, mắc các bệnh tim mạch

Nội tạng động vật chứa nhiêu đạm và chất béo, đặc biệt làm hàm lượng cholesterol cao... Vì vậy, những người bị béo phì, đang mắc các bệnh tim mạch, người bị bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout... thì nên kiêng ăn lòng lợn cũng như các món làm từ nội tạng động vật.

long-lon-02

Người bị cảm, mệt mỏi

 

Người bị cảm, mệt mỏi không nên ăn lòng lợn hay cháo lòng. Món ăn này chứa nhiều cholesterol, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Khi cơ thể suy yếu, chức năng tiêu hóa suy giảm vì vậy nên tránh ăn những món giàu đạm, giàu chất béo và cholesterol như cháo lòng, lòng lợn.

Phụ nữmang thai

Lòng lợn chứa nhiều protein, vitamin. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, đây là món ăn không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

Như đã nói ở trên, lòng lợn là thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, không tốt cho sức khỏe. Khi thực phẩm này không được nấu chín kỹ, thai phụ rất dễ bị nhiễm khuẩn.

long-lon-03

Một số lưu ý khi ăn lòng lợn

 

- Không nên ăn quá nhiều

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn lòng lợn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70 gram đói với người lớn, 30-50 gram đối với trẻ nhỏ. Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch không nên ăn món này.

- Không ăn nội tạng động vật để qua đêm

Nội tạng động vật là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, ngay khi mua về bạn nên chế biến ngay để tránh tình trạng ôi thiu, vi khuẩn phát triển mạnh. Cần rửa nguyên liệu thật sạch dưới vòi nước chảy. Dùng chanh, giấm, muối hạt... để rửa các nội tạng như ruột non, dạ dày... vừa giúp loại bỏ chất bẩn, vừa khử mùi hôi.

Với những bộ phận như tim, gan, bầu dục... thì nên cắt đôi, rửa cho hết máu đông, trần qua nước sôi trước khi nấu.

 

Dù chế biến món gì, bạn cũng nên nấu thực phẩm chín kỹ rồi mới ăn. Thực phẩm đã nấu nên ăn hết trong bữa, không để lại sử dụng cho bữa ăn sau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm