Nguyên tắc "sống còn" khi chế biến hải sản, không muốn "hại mình" hãy nắm ngay những điều đại kỵ sau
Nấu cơm bằng nước lạnh là sai lầm: Những thói quen bếp núc khiến nhiều người bị cười “thối mũi” / Vò nát rau ngót trước khi nấu là sai lầm: Rau mất chất, món ăn kém thơm ngon, mẹ thông thái chớ bỏ qua
Không lựa chọn những loại hải sản lạ
Với bản tính tò mò, nhiều người sẵn sàng bỏ khoản tiền lớn để thưởng thức hải sản lạ. Tuy nhiên một số loại hải sản lại rất dễ gây dị ứng.
Vì thực chất dị ứng do ăn hải sản không phụ thuộc vào lượng ăn nhiều hay ăn ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng người với từng loại hải sản. Do vậy khi đi du lịch bạn nên hạn chế ăn các loại hải sản lạ. Nếu muốn an toàn khi ăn hải sản lạ hãy tham khảo ý kiến về nguy cơ dị ứng và cách thức xử trí dị ứng theo kinh nghiệm của người dân bản địa.
Không chế biến gỏi hải sản
Ăn hải sản chín tái, gỏi hải sản, thậm chí là hải sản sống là sở thích của nhiều người. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại giun sán gây bệnh nguy hiểm. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng giun đầu gai có thể thành các khối u di chuyển, điều trị rất khó khăn. Sán dây, sán ruột có thể hút hết chất dinh dưỡng trong ruột, gây thiếu chất và nhiễm độc thần kinh cho người.
Khôngmua hải sản ươn thối, đổi màu
Hải sản vốn đã là loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Ăn hải sản chết làm tăng nguy cơ ngộ độc cấp thậm chí có thể nguy hiểm tính mạn. Với hải sản ướp đá cục bạn cũng nên xem xét cẩn thận trước khi mua. Không chọn hải sản bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, dập vỏ, chảy nhớt, đổi màu, có mùi hôi.
Không kết hợp hải sản với vitamin C
Có nhiều trường hợp bị ngộ độc hải sản cũng vì ăn kèm những loại hoa quả và nước uống. Lưu ý đầu tiên từ các chuyên gia y tế, bạn tuyệt đối không ăn hải sản cùng các loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Vì hải sản kết hợp với vitamin C sẽ gây ra độc tố nguy hiểm.
Xử lý khi bạn bị ngộ độc hải sản
Theo ThS.BS Đông y Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) khi biết dị ứng, ngộ độc hải sản trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ bằng cách gây nôn.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng biện pháp sơ cứu như uống nhiều nước, những bài thuốc dân gian để trị bệnh như cho uống nước cam, chanh, trà gừng hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt sẽ giúp trung hòa bớt độc tính.
Dùng lá tía tô tươi 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự với trường hợp ngộ độc cá, tôm, sò, ốc… Ngoài ra, có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong trường hợp dị ứng hải sản có biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang cần thải trừ độc tố.
Thuốc cầm tiêu chảy khiến tác nhân gây bệnh bị thải hồi rất chậm làm tình trạng nặng hơn. Phân không được tống xuất ra ngoài, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, nôn nhiều...
*Lưu ý: Khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, khuyến cáo bệnh nhân đi khám bác sỹ ngay
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện