Đời sống

'Thà chết vì nghèo cũng đừng lấy vợ trẻ, ý nghĩa của câu nói này là như thế nào?

Chúng ta đều biết, tục ngữ giống như tấm gương phản ánh kinh nghiệm sống của người xưa, sau đó được tổng kết lại thành câu truyền miệng, một câu ngắn gọn lưu truyền khắp nơi.

'Ná thở' trước thân hình của hot girl 'Tuyệt tình cốc' / 5 bí quyết của ông bố Việt giúp 2 con đỗ Thạc sĩ Harvard: Không biến trẻ thành "gà công nghiệp", trước 18 tuổi nhất định phải làm điều này

Chúng ta đều biết, tục ngữ giống như tấm gương phản ánh kinh nghiệm sống của người xưa, sau đó được tổng kết lại thành câu truyền miệng, một câu ngắn gọn lưu truyền khắp nơi. Đa số các câu tục ngữ đều có một số đạo lý nhất định, nhưng cũng có một số câu tục ngữ, nếu đặt vào thời đại hiện nay thì hoàn toàn không hợp lý. Ví dụ như câu tục ngữ của người Trung Quốc: “Thà chết vì nghèo cũng không lấy vợ trẻ”.

1000-ngoisaovn-w640-h355 0

Ảnh minh họa.

“Vợ trẻ”

Từ vợ trẻ trong tiếng Trung âm Hán Việt là “sinh thê”, ban đầu có nguồn gốc từ “Đáp Tô Vũ Thư” của Hán Lý Lăng. Thời Tây Hán, Lý Lăng vì bất đắc dĩ phải đầu quân cho Hung Nô, Hán Vũ Đế đã giết cả nhà ông, sau này Tô Vũ đã viết thư khuyên Lý Lăng quay về nhà Hán. Lý Lăng đã dùng “Đáp Tô Vũ Thư” (thư hồi âm cho Tô Vũ) để trả lời ông, nói rõ lòng mình, trong thư có nói những khổ cực khi Tô Vũ tới Hung Nô làm sứ giả.

1000-1-ngoisaovn-w640-h414 1

Đầu tiên, Tô Vũ với chức danh Trung Lang phụng mệnh tới Hung Nô làm sứ giả, kết quả lại bị Hung Nô bắt giữ, Tô Vũ thà chết cũng không đầu hàng. Sau này tới bên hồ Bối Gia Nhĩ chăn dê, 19 năm qua tuy đã trải qua nhiều gian khổ, nhưng tiết khí bất khuất, không chịu đầu hàng. Đây là câu chuyện Tô Vũ chăn dê.Trong thư khi Lý Lăng nói tới đoạn này đã viết một câu như thế này: “Đinh niên phụng sử, hạo thủ nhi quy. Lão mẫu chung đường, sinh thê khứ duy” (Tạm dịch: Ra đi làm sứ giả khi còn trẻ, lúc về đã bạc cả mái đầu. Mẹ già đã khuất núi, vợ trẻ thì đi tái giá rồi).

“Đinh niên” tức là năm thành niên, ý chỉ đang ở độ tuổi trẻ trung, trai tráng khỏe mạnh, “hạo thủ” có nghĩa là tóc bạc trắng, ý chỉ tuổi già. Câu này có nghĩa là: “Ông ra đi làm sứ giả khi còn trẻ, mãi tới lúc già rồi mới được quay về. Trong 19 năm, mẹ già đã qua đời, còn cô vợ trẻ cũng vì thế mà đi tái giá”. Từ đây có thể thấy, “vợ trẻ” có nghĩa là chồng vẫn còn sống nhưng bị chồng bỏ hoặc bỏ chồng.

 

1000-2-ngoisaovn-w640-h423 2

“Thất xuất chi điều”

Trong thời cổ đại Trung Quốc, phụ nữ có địa vị rất thấp trong xã hội. Thông thường, phụ nữ sau khi kết hôn thì lấy ai phải theo người đó, không được tái giá. Vợ chồng nếu như không thể chung sống với nhau được nữa, cũng chỉ có thể là bên nam bỏ bên nữ. Nhưng đối với người vợ, pháp luật và đạo đức cũng có những “bảo vệ” nhất định.

Vì bị chồng bỏ nên điều đó là một nỗi nhục đối với phụ nữ, đặc biệt là từ sau triều Tống, phụ nữ phải chung thủy tuyệt đối, ai ai cũng phải làm liệt nữ trinh khiết. Trong tình trạng như vậy, cho dù chồng đã mất thì phụ nữ cũng không được tái giá, nếu không thì sẽ không còn là trinh khiết, trong sạch nữa chứ đừng nói là bị chồng bỏ.

1000-3-ngoisaovn-w640-h460 3

Thế nên, đàn ông cổ đại có thể bỏ vợ, nhưng không thể bỏ một cách tùy tiện, buộc phải là người vợ đã phạm phải “thất xuất chi điều” mới có thể bỏ một cách hợp pháp, hợp với đạo đức. Trong “Lễ nghi - Trang phục” có nói tới “Thất khứ”, tới triều Hán dần hình thành nhưng không có quy định nghiêm ngặt, cho tới triều Đường họ mới bắt đầu đem “thất xuất” viết vào trong quy định pháp luật. Đương nhiên, "thất xuất" chỉ là một quy tắc, cũng không phải là tuyệt đối, cụ thể thế nào vẫn phải xem xét tình hình để xử lý.

 

"Thất xuất" nhìn có vẻ như là bảo vệ phụ nữ nhưng trên thực tế lại là điều cực kỳ bất công với phụ nữ. Vì như vậy người chồng sẽ có lý do để bỏ vợ, còn người vợ phải ly hôn thì sẽ gặp phải nhiều khó khăn, khổ cực. Điều kiện hà khắc còn bị người đời mắng chửi. Cùng với phát triển của tư tưởng, tới thời nhà Minh đã có người bắt đầu phản bác rằng "Thất xuất" hoàn toàn là điều bất công đối với phụ nữ, cho tới cuối triều Thanh ngày càng có nhiều học sĩ bắt đầu phê bình quan niệm hôn nhân truyền thống nhưng "Thất xuất" vẫn luôn được duy trì cho tới năm đầu thời kỳ Dân Quốc.

1000-4-ngoisaovn-w640-h568 4

Năm 1930, quy định đối với ly hôn trong pháp luật mới có tư tưởng tiến bộ, những quy định về thất xuất gần như bị phế bỏ, nhưng đối với những người dân bình thường mà nói, tư tưởng đã tồn tại cả mấy ngàn năm đã cắm rễ sâu trong quan niệm của họ. Cho dù là tới ngày nay, trong xã hội hiện đại, vẫn còn có một số người thích dùng "thất xuất" để áp đặt phụ nữ, quả thực là vô cùng cổ hủ, lạc hậu.

Thất xuất rốt cuộc bao gồm những điều gì?

Nói nhiều như vậy rồi, rốt cuộc “Xuất thất” chỉ những thứ gì? Trong “Đại đới lễ ký” có ghi chép: “Phụ có thất khứ: Không hiếu thuận với cha mẹ, không có con, lẳng lơ, hay ghen ghét đố kỵ, gian ác, nhiều chuyện, trộm cắp”. Đây chính là 7 tội lớn mà người phụ nữ không được phạm phải nếu làm vợ người ta gồm bất hiếu, vô sinh, lẳng lơ, đố kỵ, bị bệnh ác tính, lắm lời tục tĩu, trộm cắp.

 

1000-5-ngoisaovn-w640-h413 5

Nhưng nếu dùng con mắt của thời nay để nhìn nhận thì "thất xuất" này cũng có vài điểm hợp lý, chỉ là nó không thể chỉ áp đặt lên người phụ nữ. Nếu như đàn ông phạm phải thì cũng không thể dung thứ. Ví dụ như bất hiếu, dâm tục, trộm cắp. Nhiều chuyện, hay ngồi tán phét này thì lại không thể định nghĩa rõ ràng được, có một số người trời sinh đã ăn nói khắc nghiệt, thích nhiều chuyện, nhưng khi đứng trước mặt người khác thì lại rất lễ phép, lịch sự, một khi ở chốn riêng tư thì có thể thoải mái bộc lộ bản chất. Một người như vậy, rốt cuộc là có tính là phạm phải điều “nhiều chuyện, tục tĩu” hay không?

Điều đố kỵ cũng không thể định nghĩa rõ ràng được, nếu chỉ là đố kỵ thì cũng không đến mức phải bị chồng bỏ, đa phần đều là do đố kỵ mà làm ra những chuyện quá đáng. Trong “Liêu Trai chí dị” đã viết rất nhiều chuyện liên quan đến đố kỵ, cực kỳ thú vị, cũng có thể từ đó nhận thấy đố kỵ quá mức sẽ gây tổn hại thế nào cho gia đình.

1000-6-ngoisaovn-w640-h414 6

Còn vì vợ bị bệnh ác tính mà bỏ vợ thì hoàn toàn là một việc vô đạo đức. Nhưng trong thời cổ đại, họ yêu cầu phụ nữ phải biết quán xuyến nhà cửa, lại phải biết nấu ăn, may vá chăm lo chồng con. Năng lực sản xuất thời cổ đại vốn dĩ đã thấp, nếu như nữ chủ nhân của một gia đình mà ốm bệnh nằm giường thì trong nhà sẽ bị thiếu mất một đôi tay lao động mà lại thừa ra một cái miệng ăn, như vậy sẽ gây ra những khó khăn vô cùng lớn. Một nguyên nhân khác là người cổ đại mê tín, cho rằng trong người có bệnh tật sẽ mang đến điều không lành cho cả gia tộc.

 

Không có con là lý do bỏ vợ thường gặp nhất trong thời cổ đại. Phụ nữ trong thời cổ đại bị coi là công cụ sinh con nhưng với quan niệm hiện đại ngày nay thì điều này hoàn toàn không phù hợp với giá trị quan. Hơn nữa, vợ chồng không có con, rốt cuộc là nguyên nhân tại sao cũng không thể chứng minh được. Hiện nay vẫn còn rất nhiều gia đình ly hôn chỉ vì không có con, cả hai bên nam nữ đều có thể bị vô sinh chứ không chỉ nhằm vào phụ nữ.

1000-7-ngoisaovn-w480-h607 7

Ngày nay, cả nam và nữ trong hôn nhân đều được pháp luật bảo vệ, nam nữ bình đẳng, cho dù là vợ chồng ly hôn thì cũng không phải chỉ một bên nói ly hôn là ly hôn được, bắt buộc phải là quan hệ hai bên đã rạn nứt, không thể làm lành mới có thể đồng ý ly hôn. Anh không thể viết lý do trên đơn ly dị rằng do vợ anh lắm điều, hay nói năng tục tĩu không chịu được mà ly hôn. Tòa án là nơi rất nghiêm túc, những lý do này lại chỉ như trò đùa, không hay chút nào.

“Thà chết vì nghèo cũng không lấy vợ trẻ”

Đây là quan niệm của người cổ đại, chúng ta chỉ đứng trên góc độ của người cổ đại để giải thích, đừng nên đem quan niệm xã hội hiện đại vào. Như phía trên đã nói, người cổ đại bỏ vợ thường họ đã phạm phải những điều trong “Thất xuất” mới là tội không thể tha thứ, là thứ có thể đánh giá phẩm chất của một người. Phạm phải "thất xuất" tức là phẩm chất đạo đức bại hoại, lấy vợ phải lấy vợ hiền, ai mà lại muốn lấy một người vợ đạo đức bại hoại, hư hỏng cơ chứ?

 

1000-9-ngoisaovn-w640-h366 9

Ngoài ra, từ sau thời Tống, đừng nói là “vợ trẻ”, cho dù là chồng đã mất rồi cũng không được phép tái giá, phụ nữ thời đó đều thi nhau làm liệt nữ trung trinh, cả ngày chẳng ra ngoài, ngày ngày chỉ ở trong nhà, không giao du với bên ngoài. Quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến đã giết chết thanh xuân của biết bao người phụ nữ. Thế nên, hãy cảm ơn vì chúng ta được sống trong một xã hội tiến bộ, hiện đại như ngày nay!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm