Đời sống

"Thần dược" nâng cao khả năng phòng dịch COVID-19 cho người cao tuổi

Ngoài thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, người lớn tuổi cần nâng cao sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối để giữ vững hệ miễn dịch cơ thể.

Ngành du lịch đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng hậu Covid 19 / Đà Nẵng: Xử lý cơ sở lưu trú du lịch không đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19

Những người mắc các bệnh mạn tính, có bệnh lý nền, đặc biệt là người cao tuổi cần phải hết sức thận trọng trong việc phòng dịch COVID-19. Việc chăm sóc sức khỏe và chủ động phòng bệnh đối với người lớn tuổi là rất cần thiết khi đây là những đối tượng thường mắc ít nhất hai bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, loãng xương, tim mạch... Nếu những đối tượng này nhiễm COVID-19, khả năng biến chứng nặng và khó điều trị sẽ rất cao.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cùng với phòng dịch hiệu quả theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, người lớn tuổi cần nâng cao sức khỏe thông qua việc luyện tập thể dục và chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối, nhằm tạo hệ miễn dịch bền vững giúp cơ thể chống đỡ các tác nhân gây bệnh nói chung và virus COVID-19 nói riêng. Cụ thể, người cao tuổi cần cung cấp chế độ dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu như năng lượng, chất đạm, vitamin và chất khoáng để duy trì và đảm bảo cho các hoạt động bình thường của cơ thể và hệ thống miễn dịch. Mỗi bữa ăn cần có trên 10 loại thực phẩm để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, các loại thủy hải sản, trứng, sữa, các loại đậu và các sản phẩm chế biến từ đậu. Hàng ngày, nên ăn ít nhất 2 loại thực phẩm trong nhóm này. Trong 1 tuần nên ăn thay đổi các loại thực phẩm nói trên và duy trì ít nhất 3 bữa cá. Nên uống thêm sữa chua các loại có probiotic để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, các loại hạt có dầu (đậu phọng, mè, điều, hạnh nhân, ...). Nên ăn dầu thực vật, dầu cá, hạn chế mỡ động vật. Nhóm cung cấp chất bột đường: cơm, bún, phở, hủ tiếu, bánh mì, ngô, khoai,... Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ: các loại rau, củ, quả là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ quan trọng cho cơ thể. Nên chọn rau, củ, quả tươi, theo mùa, không ăn rau quả khô, hoặc bảo quản lâu vì sẽ mất các vitamin. Nên ăn đa dạng, phối hợp các loại rau quả và thay đổi trong tuần.

 

Ngoài ra, người cao tuổi cần tránh ăn những loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín như: ăn gỏi cá sống, thịt tái, tiết canh. Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: thịt nướng, thịt hun khói, các món quay, rán; các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội, mỳ gói...

Không ăn thịt động vật và gia cầm bị chết do nhiễm bệnh. Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước, trong và sau khi chế biến thức ăn. Với các dụng cụ ăn uống như: Chén, dĩa, đũa, muỗng trước khi ăn cần tráng qua nước sôi. Cần uống đủ nước hàng ngày và thực hiện uống nước đúng cách, nên uống từ 1.2 – 1.8 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, không uống quá nhiều nước một lần, mà nên uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để giữ cổ họng luôn ẩm, hạn chế sự bám dính của virus sẽ xâm nhập vào cơ thể.

Nhóm người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ và sâu giấc. Tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên, hàng ngày, nên tập các bài thể dục có lợi cho sức khỏe như: dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đứng lên ngồi xuống, tập các bài tập thăng bằng, đi bộ tại chỗ với các dụng cụ hỗ trợ, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Đối với người chưa quen vận động, hãy bắt đầu vận động đơn giản như đi bộ và nâng cao dần lên tùy thuộc vào sức khỏe của mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm