1 nắm lá rẻ bèo trị dứt điểm trào ngược dạ dày, ợ chua ợ nóng
Tủ trang điểm của vợ khóa kỹ khiến tôi sinh nghi nên đã gọi thợ mở và choáng váng với những thứ bên trong / Những món ăn bổ dưỡng từ đậu đen không nên bỏ qua
Loại lá trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Lá tía tô
Lá tía tô có chứa nhiều thành phần hoạt chất như: tanin, xeton, acid rosmarinic, quercetin… Do đó, mang lại hiệu quả cao trong chống viêm, làm lành vết loét ở dạ dày. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp giảm nhanh chứng ợ chua, ợ nóng, đầy hơi và buồn nôn khá tốt.
Người bệnh trào ngược dạ dày có thể làm các bài thuốc dân gian tại nhà với lá tía tô tươi như:
Ăn sống lá tía tô tươi: Rửa sạch lá tía tô và ăn như một loại rau sống, rau gia vị thông thường trong các bữa ăn.
Sắc nước lá tía tô: Rửa sạch một nắm lá tía tô, cho vào 500ml nước và đun sôi khoảng 10 phút. Người bệnh lấy nước sắc lá tía tô uống nhiều lần trong ngày trước bữa ăn 30 phút.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có chứa nhiều hoạt chất như: Protein, vitamin C, carotene… giúp giảm viêm sưng ở vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do trào ngược. Do đó, lá mơ lông giúp hồi giảm vết viêm loét do trào ngược và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông với các cách sau:
Ăn sống trực tiếp: Ăn lá mơ như một loại rau sống, rau gia vị thông thường
Nước ép lá mơ: Nước ép lá mơ đi qua thành dạ dày giúp làm lành nhanh vết loét và giảm tình trạng trào ngược axit. Người bệnh thực hiện bằng cách rửa sạch một nắm lá mơ, xay nhuyễn và lọc phần nước cốt uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Trứng chiên lá mơ: Giúp giảm vị đắng của lá mơ. Người bệnh thực hiện bằng cách cho lá mơ đã thái nhỏ vào bát trứng, khuấy đều và rán như thông thường.
Ngoài ra có thểchữa bệnh dạ dày bằng các vị thuốc tự nhiên sau:
Giấm táo
Giấm táo có chứa axit axetic giúp cân bằng sản xuất axit trong dạ dày. Trộn một muỗng cà phê mật ong, một muỗng canh giấm táo và một ly nước và uống tốt nhất là nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn.
Uống nước pha baking soda
Một phương pháp khác để điều trị là sử dụng baking soda. Bởi vì baking soda trung hòa độ axit trong dạ dày. Trộn nửa muỗng cà phê baking soda với một cốc nước và uống. Tránh dùng quá nhiều vì baking soda chứa một lượng lớn natri.
Nước ép lô hội
Nước ép lô hội là một biện pháp tự nhiên để điều trị tổn thương thực quản. Lô hội chứa glycoprotein giúp giảm kích ứng và viêm trên thực quản. Nó cũng chứa polysacarit giúp sửa chữa mô tổn thương trên thành thực quản. Uống nước ép lô hội 30 phút trước bữa ăn khi bụng đói. Hãy lưu ý rằng nước ép lô hội cũng là một loại thuốc nhuận tràng.
Uống trà gừng mật ong
Trà gừng với mật ong sẽ giúp giảm triệu chứng GERD vì gừng là chất chống viêm tự nhiên trong khi mật ong sẽ bảo vệ thực quản khỏi kích ứng.
Dùng cam thảo
Sử dụng cam thảo là một phương pháp khác để chữa lành thực quản một cách tự nhiên. Cam thảo cũng giúp cải thiện lưu thông máu trong đường tiêu hóa cũng như kích thích tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi
Trong nghệ tươi có thành phần hoạt chất curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin. Đây là những thành phần có công dụng chống viêm, làm liền nhanh vết loét ở niêm mạc dạ dày thực quản, rất tốt cho người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể áp dụng cách dùng nghệ tươi để điều trị bệnh như sau:
Dùng 3 muỗng bột nghệ tươi pha với 2 muỗng mật ong nguyên chất
Khuấy đều tay hỗn hợp trên, bảo quản trong tủ lạnh
Người bệnh uống 1 muỗng hỗn hợp trên trước khi ăn 15 phút, 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Do nghệ tươi có tính kháng khuẩn cao, nên người bệnh không nên quá lạm dụng, dễ gây phản tác dụng.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Chuối xanh có chứa nhiều thành phần được đánh giá là có lợi cho việc chữa bệnh trào ngược dạ dày như: Tanin, chất xơ, vitamin B1, B5, C, kali, magie, canxi, kẽm… Những dưỡng chất này giúp làm dày niêm mạc dạ dày, giảm dịch axit trong dạ dày. Nhờ đó, chuối xanh rất tốt để làm lành vết loét ở dạ dày, giảm chứng trào ngược khá tốt.
* Thông tin mang tính tham khảo. Nếu có biểu hiện bệnh dạ dày, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn