10 suy nghĩ sai lầm khi ăn trứng mà nhiều người tin rằng đúng, đừng bị "dọa" mà bỏ qua thực phẩm vàng này
Tối trước khi đi ngủ cứ tắm theo cách này, vừa ngủ ngon lại tốt cho sức khỏe, hãy thử ngay / Thấy dấu hiệu nhỏ này trên cơ thể chứng tỏ gan đang yếu đi mỗi ngày, chứ dại mà coi thường kẻo mang hoạ
Nhiều người vẫn đang bị “dọa” về tác hại khi ăn trứng khiến bạn không tận dụng hết món ăn tuyệt vời này:
1. Đừng sợ cholesterol mà vứt bỏ lòng đỏ trứng
Nhiều người lo lắng về cholesterol trong lòng đỏ trứng bởi thực tế lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, hàm lượng khoảng hơn 280 mg. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ăn nhiều cholesterol có thể dẫn đến mỡ máu cao hoặc bệnh tim.
Trong tài liệu Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc 2016 cũng đã loại bỏ giới hạn hàng ngày về cholesterol trong chế độ ăn uống.
Trên thực tế, lòng đỏ trứng là một kho tàng dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein chất lượng cao, axit béo không bão hòa đơn (axit oleic), lecithin, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, và cũng chứa canxi, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, bạn không cần phải vứt bỏ lòng đỏ trứng khi ăn.
2. Đừng ăn quá nhiều trứng
Ăn một hoặc nhiều trứng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường. Nhưng giống như bất kỳ thực phẩm nào khác, trứng rất tốt, nhưng đừng ăn quá nhiều.
Trong tài liệu Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc năm 2016 khuyến cáo không nên ăn quá 7 quả trứng mỗi tuần, bởi vì bạn còn phải dành cho các thực phẩm khác (sữa, thịt và cá) có cơ hội tiêu thụ đồng đều hơn.
Tất nhiên, nếu công thức nấu ăn của bạn chứa không đủ lượng đạm cần thiết từ sữa, thịt và cá, hoặc nếu bạn đặc biệt thích ăn trứng, hoặc nếu bạn cần bổ úng thêm protein vào cơ thể , thì việc ăn thêm một vài quả trứng cũng đừng lo lắng về bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
3. Đừng ăn trứng sống
Nói một cách tương đối, trứng sống không dễ tiêu hóa, và chúng cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn, có những rủi ro an toàn nhất định. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là không nên ăn trứng sống. Một số người thích ăn trứng sống thì nên cân nhắc giữa sở thích về hương vị và sự an toàn sau khi ăn.
4. Không chiên rán với lửa quá to, luộc quá kỹ
Ảnh minh họa
Luộc và rán là cách phổ biến nhất khi nấu trứng. Hãy nhớ đừng lạm dụng nó. Nếu thời gian đun sôi quá lâu, protein sẽ bị đông cứng quá mức, và trứng sẽ trở nên cứng và dai, ảnh hưởng đến hương vị, khả năng tiêu hóa và hấp thu.
5. Không lưu trữ trứng ở nhiệt độ phòng
Do nhiệt độ phòng hiện nay ở mức khá cao và nếu bảo quản trứng ở môi trường ngoài sẽ dễ bị hư hỏng nhanh hơn. Nên bảo quản trứng ở trạng thái để trong tủ lạnh để chúng có thể được lưu trữ trong hơn một tháng. Khi bạn mua một quả trứng đã đóng gói, hãy nhìn vào nhãn. Chất lượng của trứng trong vòng một tuần thường sẽ tốt hơn để quá lâu.
6. Không phải ăn trứng với mục đích bổ sung sắt
Mặc dù hàm lượng sắt trong lòng đỏ trứng rất phong phú, nhưng chúng lại rất khó hấp thụ. Bởi vì một chất trong lòng đỏ gọi là protein phốt pho cao có thể ức chế sự hấp thụ sắt, tỷ lệ hấp thu sắt trong lòng đỏ trứng chỉ khoảng 3%.
Nếu muốn bổ sung sắt, ăn thịt đỏ, tiết động vật và các chất bổ sung sắt khác sẽ hiệu quả hơn nhiều.
7. Đừng quan tâm đến màu sắc của vỏ trứng
Nhiều người quan niệm rằng vỏ trứng có màu khác nhau thì chất lượng khác nhau. Thực tế, màu trứng sẫm hay nhạt đều tốt như nhau. Màu sắc của vỏ trứng có liên quan đến một chất gọi là “porphyrin” và chủng loại giống gà, nhưng giá trị dinh dưỡng của cả hai là tương tự nhau.
8. Đừng tin rằng trứng gà ta (trứng gà nuôi tự nhiên) mới là tốt
Chúng ta thường quan niệm trứng gà ta (nuôi thả rông với thức ăn tự nhiên) luôn tốt hơn trứng gà công nghiệp hoặc nuôi nhốt. Nhưng trên nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm cho thấy, 2 loại trứng này không có sự khác nhau về dinh dưỡng.
So sánh cho thấy, hàm lượng protein, carbohydrate, cholesterol, canxi, kẽm, đồng và mangan trong trứng gà nuôi thả rông có nhiều hơn một chút, trong khi chất béo, vitamin A, vitamin B2, niacin và selenium hơi ít hơn so với gà nuôi tập trung (công nghiệp). Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của trứng lại không khác nhau nhiều.
Tuy nhiên, vì các yếu tố thức ăn mà gà ăn, trứng gà ta có chứa một số chất và hương vị, có thể khiến người ăn cảm thấy thơm ngon hơn.
9. Đừng nghĩ rằng trứng và sữa đậu nành là thực phẩm kỵ nhau
Chúng ta đều có sự nghi ngờ về chất ức chế trypsin trong sữa đậu nành, nó sẽ ức chế quá trình tiêu hóa protein và ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trứng nếu ăn cùng nhau.
Nhưng miễn là sữa đậu nành được đun sôi hoàn toàn, chất này bị phá hủy và sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu protein.
Vì vậy, hãy yên tâm, khi bạn uống sữa đậu nành cho bữa sáng, hoàn toàn có thể ăn cùng với trứng luộc, trứng rán hoặc các món khác, đừng lo lắng. Tuy nhiên, không nên uống trứng sống kết hợp với sữa đậu nành nóng vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
10. Đừng xem nhẹ nếu bị dị ứng với trứng
Một nghiên cứu đối với trẻ em từ 3 đến 12 tuổi ở Trung Quốc cho thấy 8.4% trẻ em bị dị ứng thực phẩm và số người dị ứng với trứng là cao nhất, chiếm hơn một nửa số người bị dị ứng.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã chú ý đến điều này khi cho bé ăn trứng. Những người bị dị ứng với trứng nên chú ý đến nhãn thực phẩm khi chế biến, đôi khi có những khuyến cáo của nhà sản xuất về trứng hoặc các thực phẩm gây dị ứng khác.
Trứng là thành phần dinh dưỡng đặc biệt tốt trong chuỗi thức ăn cho gia đình. Nhưng bạn cần chắc chắn rằng mình đã biết cách ăn ngon và lành mạnh.
5 món ăn ngon mỗi ngày chế biến với trứng
1. Súp trứng
Súp trứng thích hợp làm món khai vị cho bữa tối ngày lạnh. Nguyên liệu bạn cần có gồm: nấm hương, nước luộc gà, gừng, một ít rượu trắng, bột ngô, gia vị, hành lá, hạt tiêu và trứng gà. Đun nước luộc gà cùng nấm hương, gừng và rượu tới khi sôi, giảm lửa và nêm gia vị, hạt tiêu. Sau đó, từ từ cho trứng đã đánh tan vào nồi nước, đồng thời khuấy đều tới khi cho hết trứng. Tắt bếp, rắc hành lên trên và thưởng thức khi còn nóng.
2. Cơm chiên trứng
Đây là một món ăn quen thuộc, dễ chế biến tại nhà. Ngoài cơm và trứng, bạn cần có một số nguyên liệu như đậu đỗ, cà rốt, ớt ngọt, hành lá, và các loại gia vị như xì dầu, hạt tiêu, gia vị muối, tương ớt… Nên sử dụng chảo chống dính để chiên cơm cho ngon. Trứng chiên riêng cắt thành miếng, sau đó trộn các nguyên liệu đã làm chín vào đảo cùng cơm.
3. Trứng chiên với rau
Trứng là loại thực phẩm giàu protein, thường được dùng vào bữa sáng để cung cấp đủ năng lượng bắt đầu ngày mới. Để biến món trứng chiên thêm hấp dẫn và bổ dưỡng, công thức này không thể thiếu cà chua, hành tây, cà rốt, ớt chuông, rau bắp cải và các loại gia vị như xì dầu, hạt tiêu, bột nghệ và gia vị muối.
4. Trứng luộc với trà đen
Cho trứng sống vào nồi nước luộc trên lửa nhỏ. Đun khoảng 3 phút thì lấy trứng ra, dùng thìa đập nhẹ vào vỏ trứng tạo thành các vết nứt. Sau đó, thả trứng lại vào nồi, cho vào cùng 2 cánh hoa hồi, 3/4 bát con xì dầu, 1 thìa đường, 1 thanh quế nhỏ, 2 thìa trà đen, 2 lát vỏ cam khô, 1 thìa hạt tiêu chưa xay vào đun tiếp khoảng 40 phút. Tắt bếp, để khoảng vài giờ trước khi dùng.
5. Trứng chưng cà chua
Công thức làm món trứng chưng cà chua rất đơn giản. Dùng món ăn này vào bữa sáng giúp tăng cường các cơ và giảm lão suy. Cho một ít dầu ăn vào chảo, làm nóng, cho trứng đã đánh tan vào chảo đảo tới khi chín. Lấy trứng ra khỏi chảo. Cho thêm dầu ăn vào để phi hành và xào cà chua tới khi chín mềm thì cho trứng vào đảo khoảng 30 giây. Nêm nếm gia vị và ăn ngay khi còn nóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo