10 thói quen chế biến thịt có thể khiến cả nhà mắc bệnh
Nhận đứa con trai của chị gái chồng về nuôi sau khi chị qua đời, tôi 'sốc' khi bác sĩ tiết lộ điều này / Thấy gì qua phong cách thời trang hot đường phố Hàn Quốc 2020?
1. Sử dụng một chiếc thớt để thái thịt và rau
Thái thịt chưa nấu chín sẽ để lại vi khuẩn trên thớt, dao và các đồ dùng của bạn. Nếu bạn chỉ có một cái thớt, hãy thái rau trước, rửa thớt sau đó mới thái thịt, cá.
2. Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng
Theo các chuyên gia thì khoảng nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển là từ 4-60 độ C.Vi khuẩn trong thịt sẽ phát triển cực nhanh ở nhiệt độ phòng. Vì vậy bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc tủ lạnh để rã đông thịt. Phương pháp đơn giản nhất là bạn lấy thịt từ ngăn đá và bỏ xuống ngăn lạnh. Thịt sẽ rã đông từ 8-24 giờ, tùy thuộc vào trọng lượng.
Để rã đông nhanh nhất, bạn nên đặt miếng thịt vào một chiếc bát hoặc nồi nước mát. Thay nước mỗi 30 phút để thịt tiếp tục rã đông. Bạn sẽ mất từ 1-2 tiếng để thịt được rã đông hoàn toàn.
3. Thái thịt quá sớm sau khi nấu
Bạn nên để thịt nguội vài phút để sau khi nấu. Theo các chuyên gia, thời gian đợi thịt nguội sẽ giúp nước thịt sẽ ngấm vào miếng thịt nhiều hơn. Với những miếng thịt nhỏ bạn chỉ cần để nguội khoảng 5 phút. Với xương sườn, bạn cần nhiều thời gian hơn, khoảng 20-30 phút.
4. Để thịt sống trong tủ lạnh quá lâu
Đối với thịt lợn, thịt gia cầm và hầu hết các loại hải sản, bạn chỉ nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh không quá 2 ngày. Với rau, phô mai và thịt bò, bạn có thể ở trong tủ lạnh đến 5 ngày. Vì vậy, nếu bạn không nấu ăn ngay lập tức, hãy để thịt lên ngăn đá.
5. Không trữ đông thịt đúng cách
Khi bạn mua thịt từ chợ, siêu thị về, đừng cho thịt ngay lên tủ đá rồi quên đi nó. Bạn nên bọc thịt trong giấy nén hoặc giấy bạc để thịt được bảo quản tốt hơn và sau đó đóng gói thịt trong túi kín không khí.
6. Nấu thịt quá chín
Nhiều bà nội trợ có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ để thịt càng mềm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết ở nhiệt độ cao 200-300 độ C, các axit amin, creatinin, đường và các hợp chất trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các a-xít amino aromatic - đây là chất có thể gây ung thư. Các chị em nên nấu thịt chín vừa, hớt bọt đều đặn để giảm ảnh hưởng xấu do axit amino aromatic gây ra.
7. Cho thêm nước lạnh khi đang nấu
Đây là sai lầm phổ biến của nhiều bà nội trợ. Trong thịt và xương có chứa nhiều protein và chất béo, nếu cho thêm nước lạnh vào sẽ làm nhiệt độ nước trong nồi giảm đột ngột, khiến protein và chất béo ngay lập tức bị kết tủa, thịt, xương sẽ co lại khó mềm hơn và mùi vị của món ăn cũng bị ảnh hưởng.
Khi đang nấu, bạn không nên cho thêm nước lạnh
8. Sử dụng thớt gỗ để thái thịt sống
Các đầu bếp đã cảnh báo rằng, dùng thớt gỗ để thái thịt, thịt gia cầm và hải sản chưa nấu chín các vị khuẩn có thể bị mắc trong cách rãnh gỗ và khó làm sạch. Bạn nên dùng thớt có bề mặt nhẵn, trơ hơn để thái thịt.
9. Dùng nước ấm để rã đông thịt.
Có thể bạn nghĩ rằng dùng nước ấm giúp thịt được rã đông nhanh hơn. Tuy nhiên, nước ấm sẽ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển trên thịt của bạn.
10. Chế biến thịt không qua rã đông
Chế biến thịt ngay khi còn đông đá khiến thịt không thể chín đều từ ngoài vào trong. Hãy rã đông đúng cách trước khi chế biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Món ăn này chứa đầy “báu vật”, nhuận phổi, dưỡng dạ dày, lại rẻ, tiếc là nhiều người không biết ăn
Tử vi ngày 15/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Tuất đón tin vui, tuổi Tý gặp may mắn trong sự nghiệp
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận – Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói trẻ con
Mẹo đuổi chuột không dám bén mảng vào nhà nhờ các loại gia vị trong nhà bếp
Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh
Trong phiên toà căng thẳng phân chia tài sản, khi chồng cũ của tôi đang lớn tiếng đòi chia phần mình, bỗng mẹ chồng bước vào, tay chống gậy, dáng người gầy gò nhưng ánh mắt cương quyết