Đời sống

12 thứ trong nhà bếp chứ "ổ vi khuẩn" hay bị bỏ quên khi vệ sinh trở thành nguồn gây bệnh "thầm lặng"

Có rất nhiều vật dụng thường dùng trong nhà chứa cả ổ vi khuẩn mà bị con người bỏ quên khi vệ sinh. Trong đó có rất nhiều vật dụng quen thuộc trong nhà bếp mà ít ai ngờ đến.

Vì sao các chuyên gia sức khoẻ khuyên bạn dù thích hay không cũng nên ăn khoai lang đều đặn? / Ăn món này vào buổi tối sẽ "sống lâu trăm tuổi" ít ốm đau bệnh tật, da lại trắng hồng mỡ thừa giảm nhanh

1. Phần tay cầm của nắp nồi

Khi rửa nồi, thường chúng ta chỉ tập trung vào phần nắp mà quên mất phần tay cầm. Đây là vị trí có nhiều đường rãnh, bị khuất, dính nhiều dầu mỡ và thức ăn nên có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nên khi rửa nồi, chúng ta nên chú trọng vệ sinh phần này hơn.

12-vat-dung-nha-bep-chua-ca-o-vi-khuan-thuong-bi-bo-quen-tro-thanh-nguon-gay-benh-tham-lang_1

Ảnh minh họa

2. Vòi nước, tay nắm cửa tủ lạnh

Vòi nước và tay nắm cửa tủ lạnh là những thứ nên được vệ sinh thường xuyên. Khi tay bạn cầm thức ăn rồi lại cầm vào tay nắm cửa tủ lạnh hay vòi nước, vi khuẩn sẽ theo đó mà lây nhiễm khắp nơi.

3. Miếng bọt biển cũ

Miếng bọt biển vẫn được dùng để rửa bát nên nhiều người nghĩ rằng chúng luôn sạch. Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta cần thường xuyên thay mới chúng. Sau khi sử dụng một thời gian, vi khuẩn sẽ tích tụ bên trong và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh. Vi khuẩn trong đó có thể xâm nhập trực tiếp vào bát đũa, bạn nên thay nó mỗi lần một tháng.

12-vat-dung-nha-bep-chua-ca-o-vi-khuan-thuong-bi-bo-quen-tro-thanh-nguon-gay-benh-tham-lang_5

4. Mặt bếp

 

Thường thì mọi người chỉ dùng giẻ lau có xà phòng và làm sạch bề mặt thức ăn vương vãi ra bếp là xong. Tuy nhiên chỉ làm sạch thôi thì chưa đủ, các chuyên gia khuyên bạn nên khử trùng mặt bếp. Bạn nên dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa và nước để làm sạch, loại bỏ vi trùng, bụi bẩn, tạp chất khỏi mặt bếp. Hoặc bạn khử trùng giúp giảm số lượng vi trùng trên bề mặt bằng cách sử dụng dung dịch tẩy pha loãng dễ làm tại nhà.

5. Khăn lau bếp

12-vat-dung-nha-bep-chua-ca-o-vi-khuan-thuong-bi-bo-quen-tro-thanh-nguon-gay-benh-tham-lang_6

Nếu không thay khăn lau bếp thường xuyên, bạn có thể tiếp xúc với vi khuẩn trong đó và dễ mắc bệnh. Theo nghiên cứu, khăn lau bếp có liên quan đến việc lây nhiễm chéo trong nhà bếp. 49% khăn lau bếp được thu thập trong nghiên cứu có sự phát triển của vi khuẩn. Ở gia đình có trẻ nhỏ, đông người sống cùng nhau, con số này tăng lên. Các loại vi khuẩn được tìm thấy trên khăn lau bếp là loại vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E.Coli.

7. Máy lọc nước trên tủ lạnh

Sau khi lấy mẫu nước từ máy lọc nước ở 6 ngôi nhà khác nhau, nhóm phóng viên điều tra của NOW đã tìm thấy 54 – 4000 khuẩn lạc trú ngụ tại vật dụng này ở mỗi nhà. Một nguyên nhân dẫn đến sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn là số lần các gia đình chạm vào vòi máy lọc nước trên tủ lạnh để lấy nước lạnh, đá viên. Thậm chí, miệng chai nước cũng có thể là nguyên nhân khiến khu vực này chứa đầy vi khuẩn.

 

Để làm sạch đúng cách, bạn chỉ cần lấy một bình xịt có chứa cồn tẩy rửa, xịt vào vòi và để khô là xong.

8. Miếng gioăng máy xay sinh tố

12-vat-dung-nha-bep-chua-ca-o-vi-khuan-thuong-bi-bo-quen-tro-thanh-nguon-gay-benh-tham-lang_3

Theo nghiên cứu, 43% miếng gioăng của máy xay sinh tố có dấu vết của nấm men hoặc nấm mốc. Muốn vệ sinh khu vực này bạn cần tháo rời khỏi máy rửa sạch lần lượt từng bộ phận. Thỉnh thoảng nên ngâm chúng với giấm để loại bỏ mùi hôi còn sót lại.

9. Giỏ ngăn rác trong bồn rửa

Việc xử lý rác trong bồn rửa không đúng cách sẽ là cái nôi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Giỏ ngăn rác là nơi tuyệt vời để vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển vì nó ẩm ướt. Vi khuẩn ăn thức ăn mà bạn dội xuống cống và những gì còn sót lại trên bát đĩa đang ngâm. Tốt nhất là bạn nên đổ rác thừa liên tục, tháo các miếng đệm cao su ở khu vực chắn rác và làm sạch, khử trùng. Đừng quen đổ dung dịch khử trùng xuống bồn rửa để diệt khuẩn.

 

10. Chổi lau nhà

Khi sử dụng chổi, sẽ có rất nhiều bụi bẩn, lông, tóc mắc lại bên trong và sinh sản ra nhiều vi khuẩn. Nhà không thể sạch khi dụng cụ vệ sinh bị nhiễm bẩn. Bạn nên gỡ phần tóc và rác lớn sau đó giặt chổi lau nhà rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

11. Cây lau nhà

12-vat-dung-nha-bep-chua-ca-o-vi-khuan-thuong-bi-bo-quen-tro-thanh-nguon-gay-benh-tham-lang_7

Cây lau nhà sẽ có rất nhiều bụi bẩn và tóc bám sâu bên trong. Bên cạnh đó, chất liệu thấm hút của phần bông lau là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi phát triển.

12. Thùng rác

 

Không cần nói thì ai cũng biết đây là nơi bẩn nhất, chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ con người. Khi thay túi rác bạn nên đánh thùng rác một cách kỹ càng với xà phòng để khử trùng để đảm bảo chúng thật sạch sẽ và không còn mùi hôi thối.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm