2 bộ phận bẩn nhất của con lợn, chứa kim loại nặng, ký sinh trùng: Đừng ăn kẻo ngấm bệnh lúc nào không biết
3 loại thực phẩm giúp giảm mụn, hạn chế các vết thâm do mụn để lại / 4 loại thực phẩm giàu canxi tốt cho người loãng xương, sữa chỉ đứng thứ 3, số 1 không ai nghĩ tới
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của các gia đình. Từ thịt lợn, các bà nội trợ có thể biến tấu ra thành vô vàn nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau.
Tuy nhiên, khi mua và sử dụng thịt lợn, chúng ta cần chú ý một điều: giá trị dinh dưỡng của các phần thịt trên con lợn không giống nhau, có những phần rất bổ dưỡng, có những phần không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là danh sách những phần thịt của con lợn mà bạn không nên mua về sử dụng vì chúng chứa nhiều chất bẩn, nguy cơ gây bệnh cao.
Phổi lợn
Phổi là cơ quan hô hấp của con lợn nên nó lưu giữ khá nhiều bụi bẩn, chất độc từ không khí. Phổi lợn có nhiều phế nàng càng khiến chất độc bị lưu giữ lại. Ngoài ra, con lợn có thói quen hít thở sát đất nên bụi bẩn thường đi theo vào phổi và nếu bụi bẩn có lẫn cả kim loại nặng thì phổi lợn cũng bị nhiễm kim loại nặng.
Việc làm sạch phổi lợn không hề dễ dàng do cấu tạo phế nang nhỏ, dù rửa kỹ cũng khó loại bỏ chất bẩn một cách hoàn toàn.
Cũng giống như phổi của con người, phổi lợn là cơ quan hô hấp, có trách nhiệm lọc không khí. Khi lợn mắc bệnh phổi, phế nang rất dễ chứa các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu chế biến không cẩn thận, người ăn phải phổi lợn bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thịt ở phần cổ lợn
Cổ là nôi chứa nhiều hạch bạch huyết. Chúng là các tế bào chuyên đảm nhận việc "ăn" các hạt có hại, vi khuẩn, tế bào chết. Vì thế hạch lớn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh.
Ngoài ra, cổ lợn cũng chứa tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Hấp thụ quá nhiều hormone này có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết của con người và tác động tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Thyroxine rất ổn định, khó phá hủy ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, có một số phần thịt khác của con lợn bạn cũng không nên ăn quá nhiều.
Gan lợn
Gan lợn chứa nhiều sắt, tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, gan còn chứa nhiều vitamin A giúp bảo vệ thị lực. Tuy nhiên, gan là cơ giải độc chính của con lợn nên bên trong có thể chứa các các độ tố.
Nếu các độc tố trong gan lợn không thể đào thải ra hết thì người ăn cũng sẽ bị nhiễm các chất này và gây hại cho sức khỏe. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy nhưng có nhiều kim loại nặng mà lợn hít hoặc ăn phải vượt quá tiêu chuẩn, gan không thể nào phân hủy, đào thải ra ngoài được. Do đó, những kim loại nặng này sẽ nằm lại trong gan. Đặc biệt, với loại lợn được nuôi công nghiệp, có sử dụng chất tăng trưởng thì gan cũng có thể chứa cả chất tăng trưởng, cực kỳ có hại cho người dùng.
Ngoài ra, gan lợn còn chứa nhiều cholesterol, ăn quá 2-3 lần/tuần có thể gây thừa cân, béo phì.
Lòng già của lợn
Phần lòng già chính là đường tiêu hóa của cả con lợn nên chứa rất nhiều chất bẩn, vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh đúng cách, khi ăn vào sẽ cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Lòng già cũng là nội tạng có hàm lượng chất béo cao, nếu tiêu thụ nhiều và lâu dài sẽ gây tăng mỡ máu.
Ăn phải ruột lợn bẩn còn dẫn tới tình trạng tăng nhiễm giun sán, kiết lỵ, tiêu chảy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ