Đời sống

2 cô giáo Việt xuất sắc lọt top "Giáo viên toàn cầu", từ chối công việc lương "khủng" để cống hiến cho giáo dục

Lòng yêu nghề và sự nhiệt huyết với sự nghiệp dạy học của hai cô giáo này đã truyền cảm hứng cho nhiều người.

Có 2 điều cấm kỵ khi ăn ngô luộc, nhất là điều kiêng kỵ đầu tiên, nhiều người thường mắc phải / Chị giúp việc đột nhiên ngất xỉu ngay trên bàn ăn, chúng tôi hốt hoảng đưa chị vào viện rồi phát hiện ra sự thật khủng khiếp

Xuyên suốt hành trình 7 năm tôn vinh những con người, sự kiện, công trình có ảnh hưởng tích cực và truyền cảm hứng tới cộng đồng, WeChoice Awards đã mang đến nhiều góc nhìn mới đầy tích cực về cuộc sống.

Mùa thứ 8 chính thức quay trở lại với chủ đề "Dám đam mê, Dám rực rỡ". WeChoice Awards vẫn sẽ là nơi tìm kiếm nguồn cảm hứng sống đam mê - can đảm cháy rực rỡ, thông qua hệ thống hạng mục giải thưởng đa dạng, đặc biệt là giải thưởng quan trọng nhất: Nhân vật Truyền cảm hứng, bao gồm 10 Nhân vật Truyền cảm hứng và 5 Đại sứ Truyền cảm hứng.

10 Nhân vật Truyền cảm hứng do cộng đồng độc giả bình chọn dựa trên các đề cử gửi đến cổng đề cử của WeChoice Awards 2023, thông qua website wechoice.vn.

5 Đại sứ Truyền cảm hứng là hạng mục duy nhất hoàn toàn do Hội đồng thẩm định - gồm những nhân vật có uy tín xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau bình chọn. Sự đóng góp, thành tựu của các Đại sứ Truyền cảm hứng mang ý nghĩa to lớn tới cộng đồng, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả mọi người.

Global Teacher Prize - Giải Giáo viên Toàn cầu là một giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng này vinh danh những nhà giáo có những đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh. Việt Nam từng có 2 nữ giáo viên lọt top giải Global Teacher Prize, đó chính là cô Trần Thị Thúy (SN 1987, Hưng Yên) và cô Hà Ánh Phượng (SN 1991, Phú Thọ).

"Cô giáo Skype" Trần Thị Thúy với hành trình vươn biển lớn

Cô Trần Thị Thúy sinh ra trong một gia đình thuần nông. Từ nhỏ, cô đã không ngừng nỗ lực học tập để thực hiện ước mơ trở thành một cô giáo. Năm 2005, cô Thúy thi đỗ vào khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô Thúy quyết định quay trở về quê hương để trở thành cô giáo tiếng Anh tại ngôi trường cô từng theo học những năm tháng trung học phổ thông - Trường THPT Đức Hợp, Kim Động (Hưng Yên).

Cô Trần Thị Thúy nuôi ước mơ trở thành cô giáo từ nhỏ
Cô Trần Thị Thúy nuôi ước mơ trở thành cô giáo từ nhỏ

Sau gần một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải thiện và nâng cao chuyên môn, cộng với đó là chủ động trong đổi mới công nghệ giáo dục trung học phổ thông 4.0, cô Trần Thị Thúy đã nhận được những "trái ngọt" ngoài mong đợi, trong đó có thành tích lọt top 50 giáo viên nhận giải Global Teacher Prize năm 2019.

Được biết, cô Thúy đã kết nối với các giáo viên đến từ nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan... để xây dựng và sắp xếp những tiết học xuyên lục địa nhờ công cụ Skype. Thông qua những tiết học trực tuyến, các em học sinh đã có cơ hội được giao lưu, học hỏi, trao đổi những kiến thức với bạn bè quốc tế. Phương pháp giảng dạy của cô Thúy đã được các em học sinh và thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình.

Đặc biệt, với những cống hiến của mình, cô Trần Thị Thúy đã lọt vào danh sách Top 20 Nhân vật Truyền cảm hứng tại WeChoice Awards 2019.

 CôThúy đã lọt vào danh sách Top 20 Nhân vật Truyền cảm hứng tại WeChoice Awards 2019
CôThúy đã lọt vào danh sách Top 20 Nhân vật Truyền cảm hứng tại WeChoice Awards 2019

Cô giáo "trường làng" Hà Ánh Phượng sáng tạo lớp học không biên giới

Sinh ra từ một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, cô Hà Ánh Phượng từ nhỏ đã ước mơ trở thành cô giáo. Cuối cùng ước mơ cũng được đền đáp, cô Phượng thi đỗ vào ngành Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Hà Nội.

 

Vừa đi học vừa đi làm từ rất sớm nhưng cô Phượng vẫn tốt nghiệp trường Đại học Hà Nội với tấm bằng loại ưu. Ra trường, cô Phượng được một công ty dược của Pakistan mời về làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch viên với mức lương hấp dẫn, nhưng cô từ chối để tiếp tục học Thạc sĩ ngành sư phạm tiếng Anh và nhận bằng năm 2016. Sau đó, cô về công tác tại trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).

Cô Phượng công tác tại trường THPT Hương Cần
Cô Phượng công tác tại trường THPT Hương Cần

Cô Phượng quan niệm bất cứ học sinh nào ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng giáo dục tốt nhất. Vì thế, với ứng dụng Zoom và Skype, cô Phượng đưa học sinh của mình vào môi trường học tập không biên giới, khắc phục được những hạn chế của mô hình lớp học truyền thống. Theo đó, chỉ với một màn hình, một máy chiếu, học sinh của cô Phượng có thể tự tin thuyết trình, giao lưu văn hóa, giới thiệu di sản văn hóa thế giới đến học sinh toàn thế giới.

Chưa hết, cô Phượng còn tích cực tham gia vào các buổi phát triển chuyên môn trên phạm vi toàn cầu. Những diễn đàn kết nối là nơi cô giáo Hà Ánh Phượng tích cực lan tỏa và chia sẻ sáng kiến tới nhiều đồng nghiệp. Mô hình lớp học xuyên biên giới và các dự án quốc tế của cô đã đem học sinh dân tộc kết nối với quốc tế để trở thành những công dân toàn cầu, qua đó khẳng định thực tế giáo dục là không giới hạn.

Với những cống hiến của mình, cô Phượng được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh trong top 10 giáo viên toàn cầu xuất sắc nhất năm 2020. Ngoài ra, cô Phượng cũng là một trong 20 Nhân vật truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2020.

Cô được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh trong top 10 giáo viên toàn cầu
Cô được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh trong top 10 giáo viên toàn cầu
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm