2 thói quen âm thầm khiến trẻ dễ ốm vặt, 'bào mòn' sức đề kháng, cha mẹ lầm tưởng nó tốt cho con mình
Quần áo giặt rồi vẫn còn mùi hôi? Thủ thuật tiện lợi này sẽ giải quyết vấn đề đó / Cách giữ giá đỗ tươi, giòn, không bị thâm đen, để được lâu
Có một số cha mẹ than phiền rằng, dù bổ sung nhiều thuốc bổ, ăn toàn món ngon nhưng con cái vẫn gầy gò, hay đau ốm. Họ thắc mắc rằng, liệu có phải do môi trường sống ảnh hưởng tới thể chất của con mình hay không.
Anh Trương cũng có chung nỗi khổ này với nhiều cha mẹ khác. Anh cảm thấy điều kiện sống của trẻ con bây giờ rất tốt, muốn ăn gì cũng có, nhưng con anh cứ vài ba hôm lại ốm vặt. Anh nhớ lại lúc mình còn trẻ, điều kiện sống ở quê thiếu thốn đủ thứ nhưng anh rất ít khi bị ốm.
Ban đầu, anh Trương cho rằng con mình giả vờ ốm nhưng sau đó nhận thấy có điều gì đó không ổn. Cơ thể của con anh luôn yếu ớt, đến mức anh sợ không dám cho con ra ngoài nhiều. Cuối cùng, anh chỉ còn cách đưa con tới bệnh viện khám tổng quát.
Nhìn vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ nói với anh Trương rằng: "Anh có thể ngừng cho con uống các loại thuốc bổ không? Anh đang làm hệ miễn dịch của con mình dần yếu đi".
Sau đó, bác sĩ giải thích thêm rằng, không cần thiết phải cho trẻ uống thêm thuốc bổ. Có một số loại thuốc bổ có thể khiến cơ thể trẻ trở nên yếu ớt sau khi tiêu thụ.
Anh Trương nhận ra vấn đề của mình, hóa ra anh cứ nghĩ bổ sung càng nhiều loại thuốc bổ thì càng tốt nhưng lại gây phản tác dụng. Khi trở về nhà, anh vứt hết các loại thuốc bổ không cần thiết nữa.
Trên thực tế, việc trẻ hay đau ốm có liên quan mật thiết tới cách chăm sóc của cha mẹ. Vì cha mẹ lạm dụng một số thói quen tốt đã khiến cho khả năng miễn dịch của trẻ ngày càng kém đi.
Những thói quen của cha mẹ dễ khiến trẻ trở nên ốm yếu
1. Quá sạch sẽ
Sống sạch sẽ là một thói quen tốt cần được duy trì. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của việc sạch sẽ, có nghĩa là cha mẹ bị ám ảnh tới mức lúc nào cũng sợ mình và con cái dính vi khuẩn.
Họ rất thích khử trùng chăn và ga giường của trẻ, tắm cho trẻ vài lần trong ngày, sử dụng đủ các loại dầu gội sữa tắm. Con cái luôn được đảm bảo sạch sẽ, vô trùng mọi lúc mọi nơ.
Tuy nhiên trên thực tế, trẻ sống trong môi trường vô trùng hoàn toàn không tốt cho chúng như mọi người tưởng. Chỉ khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn thì mới có cơ hội đánh bại lại vi khuẩn, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Vì thế, việc tắm rửa nhiều lần, không cho trẻ tiếp xúc với đất cát không phải là điều tốt, chỉ cần giảm tần suất lại là được.
2. Bổ sung nhiều thuốc bổ
Có không ít cha mẹ tin mù quáng vào các loại thuốc bổ, họ cho rằng đây là cách hiệu quả để cải thiện khả năng miễn dịch cho con mình.
Trên thực tế, các loại thuốc bổ không hoàn toàn nâng cao hệ miễn dịch, nó phần lớn có tác dụng tâm lý nhiều hơn. Hơn nữa, việc bổ sung quá mức còn tiềm ẩn nguy cơ phá hủy sự mất cân bằng trong cơ thể trẻ.
Ngày nay, trên thị trường tràn lan các loại thuốc bổ khác nhau, đánh trúng vào tâm lý của cha mẹ. Việc lạm dụng thuốc bổ chắc chắn sẽ gây hại cho trẻ, nhất là những cha mẹ tự ý mua thuốc bổ cho con mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Muốn nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, cách tốt nhất là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường các hoạt động thể thao. Mặc dù cách làm này không mang lại hiệu quả ngay tức thì nhưng nếu kiên nhẫn duy trì trong một khoảng thời gian, cha mẹ sẽ thấy con mình cứng cáp và ít bị ốm vặt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ