Đời sống

3 dấu hiệu dễ bị bỏ qua giúp bạn phát hiện sớm ung thư da

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu trên da xuất hiện khối sưng màu trắng đục hay tổn thương đã lành rồi lại tái phát…

4 tín hiệu này xuất hiện trên mặt, báo hiệu ung thư gan cận kề / Không phải rượu bia, đây mới là 'sát thủ' gây ung thư gan âm thầm cho người Việt

Các triệu chứng của ung thư da thường phát triển ở các khu vực tiếp xúc với ánh Mặt Trời như mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự thay đổi bất thường của một nốt ruồi nhưng còn có các biểu hiện cảnh báo khác.

Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng ung thư da phổ biến nhất nhưng các triệu chứng của loại bệnh này hay bị bỏ qua. Các bác sĩ khuyên bạn nên để ý tới các bất thường sau:

- Khối sưng màu trắng ngọc trai hoặc màu sáp

- Tổn thương phẳng, giống sẹo nâu hoặc màu da

- Tổn thương có thể chảy máu hoặc lên vẩy, đã lành rồi lại tái phát

Ba dấu hiệu này có thể bị nhầm với các căn bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu bạn có các biểu hiện như trên, cần liên lạc với bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.

Ba dấu hiệu dễ bỏ qua giúp phát hiện sớm ung thư da

Nếu thấy có những dấu hiệu này trên da, hãy đi khám ngay kẻo 'hối không kịp'

Nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô tế bào đáy

Lý do phổ biến nhất là người bệnh tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím của Mặt Trời. Hiệp hội Da Vương quốc Anh cho hay, loại ung thư da này chủ yếu tấn công những người có nước da sáng. Tuy nhiên, người có các màu da khác cũng có thể mắc bệnh. Những trường hợpcó nguy cơ cao nhất thường là:

- Có làn da sáng dễ bị cháy nắng và hiếm khi bị đen

- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng như người sống ở vùng nhiệt đới, làm việc hay hoạt động thể thao nhiều ngoài trời

- Thường xuyên tắm nắng

 

Ba dấu hiệu dễ bỏ qua giúp phát hiện sớm ung thư da

Bạn nên thường xuyên bôi kem chống nắng, đội mũ để bảo vệ mặt, cổ, tai.

Cách ngăn ngừa bệnh

Hiệp hội Da Vương quốc Anh đưa ra một số lời khuyên để mọi người hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

- Che kín các phần da tiếp xúc với nắng; đừng quên đội mũ để bảo vệ mặt, cổ, tai; đeo kính có chống tia cực tím.

 

- Ở trong bóng râm từ 11h tới 15h nếu trời nắng. Nếu phải ra ngoài trời, tránh ở quá lâu khiến da bị đỏ.

- Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao (từ 30 trở lên). Thoa kem 15-30 phút trước khi ra ngoài, bôi lại sau 2 tiếng và ngay sau khi bơi. Kem chống nắng cũng không thể thay thế hoàn toàn cho việc che phủ cơ thể bằng quần áo.

- Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời.

- Bổ sung Vitamin D.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm