3 loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, giúp con người sống trường thọ nhưng không phải ai cũng biết
7 loại rau giàu collagen, vitamin bậc nhất: Phụ nữ từ 30 tuổi ăn nhiều giúp thải độc, tươi trẻ, sống thọ / Buổi sáng uống loại đồ uống này còn tốt hơn “thuốc bổ”: Thanh lọc cơ thể cả ngày, nhà nào cũng có sẵn
Ăn uống mỗi ngày là cách cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với điều kiện vất chất dư dả ngày nay, con người quan tâm hơn đến việc ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe hơn là chỉ ăn cho ngon miệng.
Có nhiều loại ngũ cốc khác nhau như mì hay cơm. Những loại ngũ cốc này thường chứa tinh bột, giúp người ta nhanh no. Tuy vậy, không phải loại ngũ cốc nào cũng tốt. Có 3 loại ngũ cốc được mệnh danh là gạo trường thọ, có thể thay thế thực đơn chính, rất tốt cho sức khỏe.
1. Bắp
Bắp có vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ vị, là vị thuốc dưỡng can rất tốt. Bắp giàu tinh bột, chất béo bão hòa nên được dùng để lấy dầu.
Ngoài ra, bắp rất giàu vitamin E, giúp giãn mạch, tăng cường nhu động thành ruột, thúc đẩy quá trình đào thải chất thải và có thể ức chế quá trình oxy hóa axit béo không bão hòa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, bắp còn chứa canxi, sắt, magie, selen và các khoáng chất khác. Tuy nhiên, dù được công nhận là một trong những thực phẩm “trường thọ”, bắp lại “bị” người dân cho gia súc ăn nhiều hơn.
2. Yến mạch
Bột yến mạch có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bồi bổ tỳ vị, dạ dày, thông ruột, được dùng làm thuốc từ xa xưa.
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy bột yến mạch chứa nhiều protein hơn bất kỳ loại ngũ cốc nào, rất giàu vitamin B cũng như chứa nhiều loại khoáng chất, các nguyên tố vi lượng canxi và sắt.
Bột yến mạch cũng chứa nhiều tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng đặc biệt tốt. Chất xơ thực vật trong yến mạch giúp duy trì lượng đường trong máu, giúp nhuận tràng. Đây là loại ngũ cốc thích hợp cho người già ăn, cần lưu ý nếu dùng để nấu cháo thì nên nấu loãng càng tốt, mỗi lần không nên ăn quá nhiều.
3. Gạo lứt
Gạo lứt khác gạo trắng ở lớp “áo” bên ngoài. Trong quá trình chế biến, gạo trắng sẽ được xay xát kỹ càng và bỏ đi phần trấu, cám và mầm gạo. Trong khi đó, gạo lứt vẫn giữ được sợi cám, mầm gạo và phần nội nhũ giàu carbohydrate, chỉ tách lớp cám ngoài cùng nên rất giàu chất dinh dưỡng.
Đây còn là loại thực phẩm đại diện cho chế độ ăn uống lành mạnh, là thực phẩm vàng giúp giảm cân vì khi tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ khiến cơ thể có cảm giác no lâu, dẫn đến làm giảm nhu cầu tiêu thụ calo.
Gạo lứt thường chứa nhiều chất xơ thực vật nên thô và khó làm mềm, không thích hợp cho trẻ em có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, người già muốn ăn phải nấu kỹ.
Vì gạo lứt có thêm một lớp “áo gạo” so với gạo trắng, sau khi vào cơ thể sẽ lâu mềm hơn nên có lợi hơn cho việc duy trì ổn định lượng đường trong máu. Một lượng lớn chất xơ trong gạo lứt có thể thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể.
Cần lưu ý rằng so với gạo thông thường, gạo lứt chứa nhiều nguyên tố vi lượng hơn nhưng vì ít độ mềm dẻo nên thích hợp để nấu cháo hơn nấu cơm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần