3 sai lầm khi ăn gạo lứt khiến bạn rước thêm bệnh vào người
7 thực phẩm càng ăn càng nuôi khối u, có thứ là món khoái khẩu của nhiều người / 3 loại đồ uống giúp bảo vệ tử cung, cân bằng nội tiết phụ nữ nên biết
Cho rằng ăn gạo lứt tốt hơn gạo trắng
Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết gạo lứt thực chất là loại gạo không được xay xát kỹ, trong chúng vẫn giữ được lớp vỏ lụa bên ngoài nên chúng chứa hàm lượng lớn vitamin nhóm B (B1, B3, B6), cũng như chứa lượng lớn các khoáng chất vi lượng như vitamin E, sắt và chất xơ, magiê, mangan,…
Bởi vì, hàm lượng chất xơ cũng như vitamin B cao hơn so với gạo trắng nên đây được xem là thực phẩm vàng cho bệnh nhân đái tháo đường. Chất xơ có trong gạo lứt có công dụng nhuận tràng, phòng chống táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường, gạo lứt giúp giảm đi tốc độ hấp thụ đường vào máu.
Một đặc điểm của gạo lứt chính là chúng tương đối cứng, phải nấu kỹ, nhai kỹ mới có thể tiêu hóa hết được. Điều này khiến cho người sử dụng phải nhai từ từ, cảm giác no sẽ nhanh đến hơn. Sử dụng gạo lứt giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.
Nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nhưng đây là một trong những quan điểm sai lầm khi ăn gạo lứt. So với gạo trắng, gạo lứt chỉ có hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn, nhưng để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn bạn phải ăn nhiều, điều này có thể gây nên chứng khó tiêu nếu gạo lứt không được nhai hay nấu kỹ.
Cho rằng độ tuổi nào cũng có thể sử dụng
Theo quan điểm của PGS. TS Trần Đáng Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cũng đã khẳng định, gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.
Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ổm, hay phụ nữ sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.
Gạo lứt nếu không được dạ dày hấp thu hết có thể gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu,… Sử dụng gạo lứt thường xuyên ở nhóm đối tượng này cũng có thể khiến cơ thể thiếu đi vitamin, cũng như thiếu đi dưỡng chất thiết yếu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Ăn càng nhiều càng tốt cho sức khỏe
Theo quan điểm của nhiều người, gạo lứt là thực phẩm bổ dưỡng không gây hại, tuy nhiên đây là một trong những quan điểm sai lầm khi ăn gạo lứt. Gạo lứt là thực phẩm có khả năng hấp thu asen tự nhiên trong đất cao hơn rất nhiều so với gạo trắng, asen là một trong những chất có khả năng gây ung thư cao nên việc sử dụng gạo lứt mỗi ngày không phải là điều mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Để khắc phục những vấn đề sức khỏe do sử dụng gạo lứt không đúng cách, bạn cần cân đối khẩu phần ăn, bổ sung dung dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, không nên chỉ sử dụng chuyên gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng góp một phần nhất định giúp bạn đọc hiểu hơn về những sai lầm khi ăn gạo lứt để biết cách sử dụng loại gạo này một cách hợp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con dâu đi làm tóc, mẹ chồng buông lời bóng gió, chồng liền lên tiếng khiến bà “tối mặt”
Con trai chăm vợ bị mẹ chồng phản đối gay gắt: "Chiều vợ lắm để nó trèo đầu", bất ngờ lời đáp của hai nhân vật chính khiến bà phải đổi thay
Món ăn này chứa đầy “báu vật”, nhuận phổi, dưỡng dạ dày, lại rẻ, tiếc là nhiều người không biết ăn
Mẹo đuổi chuột không dám bén mảng vào nhà nhờ các loại gia vị trong nhà bếp
Tử vi ngày 15/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Tuất đón tin vui, tuổi Tý gặp may mắn trong sự nghiệp
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ