Đời sống

3 loại rau xanh là ‘vua’ bảo vệ dạ dày, có loại chỉ vài nghìn/mớ

Nếu muốn bảo vệ dạ dày của mình, đặc biệt là trong dịp Tết này thì bạn nên bổ sung vào thực đơn những loại rau dưới đây.

4 bước bảo quản rau muống nhiều ngày vẫn tươi xanh, dinh dưỡng vẹn nguyên / 5 sai lầm khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh nhiều người mắc phải

Thì là

Thì là được xem như một loại thuốc bổ rất tốt trong mùa đông. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thì là tốt trong việc kiểm soát khí, xua bớt cái lạnh và làm ấm cơ thể. Vậy nên nó còn được mệnh danh là loại rau lá xanh mạnh mẽ nhất trong mùa đông.

Hầu hết các loại rau đều có tính lạnh nhưng thì là có tính ấm. Thì là vào kinh vị, có tác dụng ấm bụng tán hàn, cầm tiêu chảy, giúp tiêu hóa. Người tỳ vị hư nhước, dễ bị đau bụng tiêu chảy, bình thường có thể ăn nhiều rau thì là.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, thì là chứa lượng lớn tinh dầu, có thể kích thích dây thần kinh đường tiêu hóa và mạch máu, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể giảm đau, nôn mửa, giảm khó chịu ở dạ dày.

Vì thì là có tính ấm nên thích hợp với người sợ lạnh vào mùa đông và bị lạnh tay chân. Bạn có thể ăn cùng thịt hoặc khi nấu canh có thể cho một nắm thì là vào.

Tuy nhiên, thì là có hàm lượng natri cao nên người bị huyết áp cao và bệnh thận cần chế độ ăn ít natri không nên ăn.

Tỏi tây

Tỏi tây tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng thanh nhiệt trung, bổ khí, tán huyết ứ, giải độc. Bên cạnh đó, nó còn có thể kích thích khí huyết lưu thông, làm ấm và nuôi dưỡng dương khí, rất thích hợp cho những người chân tay lạnh, khí huyết không lưu thông ở tay chân.

 

Tinh dầu thơm dễ bay hơi chứa trong tỏi tây có tác dụng làm ấm bụng, giúp ăn ngon miệng. Tỏi tây chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đồng thời có thể cuốn lấy cặn bã trong đường tiêu hóa và bài tiết ra ngoài theo phân. Vậy nên tỏi tây còn được gọi là “rau làm sạch đường ruột”. Ngoài ra, ăn tỏi tây giúp thông đại tiện, ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin, flavonoid và các chất khác có trong tỏi tây có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm nhất định, có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giảm lipid máu.

Rau cải cúc

Cải cúc thường được dùng trong cung đình ở Trung Quốc cổ đại nên nó được mệnh danh là “món ăn của Hoàng đế”. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn bồi bổ dạ dày rất tốt. Cành và lá rau cải cúc có thể ăn cùng nhau, vị ngọt dịu, có thể bổ tỳ ích vị.

Tôn Tư Mạc – dược vương thời Trung Hoa xưa từng ghi lại trong cuốn sách về y học của ông rằng rau cải cúc có thể dưỡng tim, nuôi dưỡng lá lách và dạ dày, loại bỏ đờm.

 

Sau khi ăn no hoặc khi chán ăn, ăn một ít cải cúc sẽ khiến cả người cảm thấy rất thoải mái, sảng khoái. Cải cúc cũng giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cải cúc có chứa chất diệp lục màu xanh đậm có thể giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol. Ngoài ra, tinh dầu dễ bay hơi và choline chứa trong nó có thể giúp ổn định huyết áp.

Khi nấu cải cúc nhớ xào nhanh tay do tinh dầu đặc biệt có trong rau rất dễ bay hơi khi đun nóng, sẽ làm suy yếu tác dụng bổ tỳ. Người bị tiêu chảy không nên ăn quá nhiều cải cúc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm