3 loại thực phẩm ăn quá nhiều sẽ nguy cơ đột quỵ cao
Tôm rang lá chanh đậm đà đưa cơm / Cách muối dưa cải ngon mà các bà nội trợ cần biết
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não như: cao huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ (trên bệnh nhân bị hẹp van tim 2 lá), béo phì, rối loạn lipid máu, dùng thuốc viên ngừa thai, stress, hút thuốc lá.Theo các nghiên cứu, 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa bằng cách ngừng hút thuốc, tập thể dục và quan trọng chính là cải thiện chế độ ăn uống hợp lý và hạn chế những thực phẩm gây đột quỵ cao.
Thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ, tắc nghẽn động mạch
Ảnh minh họa.
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,... chứa lượng chất béo bão hòa rất cao. Tạp chí Stroke công bố một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ một phần lớn thịt đỏ mỗi ngày có tỷ lệ đột quỵ cao hơn 42%.Hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, nó dần dần làm tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng protein.
Muối làm tăng huyết áp dẫn tới đột quỵ
Việc ăn mặn có thể khiến nguy cơ bị tăng huyết áp đến gần với bạn hơn. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), việc ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não và 49% trường hợp nhồi máu cơ tim.Rất nhiều người trong độ tuổi từ 26 đến 64 ở Việt Nam tiêu thụ một lượng muối cao hơn so với mức độ được WHO khuyến cáo. Vì thế nên hạn chế tiêu thụ muối để tránh bị tấn công bởi căn bệnh nguy hiểm này.
Thức phẩm đóng hộp
Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều natri để tăng hương vị tươi ngon, nhưng muối và natri là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nguy cơ đột quỵ.Ngoài ra, chất bảo quản thực phẩm độc hại còn phá hủy các tế bào oxy và gây tổn thương DNA. Hầu hết mọi người đều không biết rằng sodium benzoate là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu.Cùng với đó, nếu một người tiêu thụ hơn 4000mg natri mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp đôi so với những người ăn 2000mg hoặc ít hơn.
Ngoài những thực phẩm trên, người dùng cũng cần tránh ăn những thực phẩm dễ lên men, gây kích thích như gia vị cay nóng, rượu chè, cà phê...
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tránh đột quỵ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như: súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày. Không nên ăn quá no.
Khẩu phần ăn cần giảm nước bởi bệnh nhân không bài tiết được nhiều nước và muối vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ.
Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tuần hoàn và tiêu hóa. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30 - 35 Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ khoai củ, cơm mì bún miến, đậu đỗ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày