3 món hầm với ngải cứu cực tốt khi thời tiết giao mùa
Kết hợp món ăn này với nhau có thể biến thành chất độc bảng A gây ung thư / 3 món đuôi bò hầm tuyệt ngon
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Sườn heo: 500g
Ngải cứu: 1 bó
Hành tím: 2 củ
1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối.
Cách làm:
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.
Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.
Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.
Gà ác tần (hầm) ngải cứu
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu;
Gà ác 1 con
Ngải cứu 200 gr
Gừng 5 lát
Muối/ tiêu xay 1 ít
Cách làm:
Gà ác mua về bạn làm sạch lông và để riêng phần lòng, tim và mề ra chén nhỏ.
Để khử mùi hôi của gà ác, bạn chà xát gà với một ít muối, sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo rồi nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay và ướp gà trong khoảng 15 phút.
Lá ngải cứu nhặt lấy phần ngọn và lá non, sau đó bạn ngâm trong nước muối loãng trong vòng 15 phút, lấy ra để ráo.
Lá ngải cứu bạn chia làm 3 phần, một phần lót xuống đáy nồi, một phần nhồi vào bên trong thân gà, phần còn lại rắc phủ lên trên con gà cùng 5 lát gừng.
Xếp lá ngải cứu ở dưới đáy nồi rồi cho gà vào nồi áp suất, đổ nước xâm xấp nửa thân gà, cho chén tim, mề và lòng gà vào nồi, đậy nắp và vặn nút sang vị trí khóa. Chọn chế độ Soup hoặc chọn thời gian hầm gà 20 phút.
Để tránh bị bỏng, sau khi hầm xong, bạn hãy để tầm 10 phút rồi mới lấy gà ra, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.
Chân giò hầm ngải cứu
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Điện máy xanh
Nguyên liệu:
Chân giò: 500g
Ngải cứu: 100g
Táu tàu: 10 quả
Hạt kỷ tử: ½ muỗng canh
Gia vị thông dụng
Cách làm:
Chân giò khi mua về dùng dao cạo sạch phần lông còn sót lại (nếu có), đem rửa sạch với nước muối rồi chặt thành khúc vừa ăn.
Chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 - 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước để khử mùi hôi của chân giò.
Ngải cứu loại bỏ những lá sâu, héo (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo.
Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.
Sau đó cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gia vị.
Đậy nắp lại và ninh thêm 15 - 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp. Cho món ăn ra tô thưởng thức thôi nào!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai loại hoa khiến rắn khiếp sợ, trồng một cây trong nhà rắn sẽ 'chạy mất vía'
Loại hạt đắt bậc nhất thế giới, người người săn lùng mà ở Việt Nam nhiều vô kể, bổ dưỡng 'vô đối'
Bỏ túi ngay mẹo tiết kiệm 'tiền triệu' với giấm trắng, bếp gas nhà nào cũng nên áp dụng
Ngày đính hôn, mẹ chồng tặng thẻ ngân hàng rỗng, tôi sững sờ trước sự thật đau lòng
Tử vi ngày 14/1/2025 của 12 con giáp: Rằm tháng Chạp, ai sẽ đón nhận may mắn đặc biệt?
3 nốt ruồi 'tướng mệnh vàng' trên mặt phụ nữ, ai sở hữu cũng giàu nứt đố đổ vách, đời có muốn khổ cũng khó