Đời sống

3 món lẩu rất "kén" người ăn, tùy tiện dùng coi chừng rước họa

Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn lẩu, đặc biệt là 3 kiểu lẩu dưới đây.

10 thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất, nên ăn hàng ngày / Bí quyết chữa tận gốc kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau bụng kinh

Lẩu Tứ Xuyên

Tứ Xuyên (Trung Quốc) là vùng đất nổi tiếng với những món ăn cay. Trong đó, lẩu Tứ Xuyên là một món ăn thách thức thực khách. Nguyên nhân là do món lẩu này được làm từ rất nhiều ớt và các loại gia vị cay. Chỉ cần nhìn màu nước đỏ au thôi cũng khiến nhiều người hoảng sợ. Đây chắc chắn là món không phải ai cũng dám ăn. Lẩu đã nóng lại còn cay không chỉ khiến bạn có cảm giác muốn bỏng miệng mà nó có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Những người bị viêm miệng, viêm họng mãn tính, bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, người nóng trong, phụ nữ mang thai... tuyệt đối không được ăn món này.

Nếu bạn không ăn được cay cũng đừng dại thử món này.

3-loai-lau-rat-ken-nguoi-an-01
Ảnh minh họa.

Lẩu hải sản thường có hương vị thơm ngon và rất dễ ăn. Các loại hải sản thường được dùng trong món lẩu này gồm có tôm, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ... Bạn chắc chắn sẽ khó cưỡng lại trước những miếng hải sản nóng hổi gắp ra từ nồi lẩu.

Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh gout. Những người có tiền sử dị ứng hải sản cũng không nên ăn món này.

Lẩu nấm

So với hai loại lẩu trên, lẩu nấm dường như có hương vị thanh đạm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, món ăn này không dành cho những người mắc bệnh gout, viêm dạ dày mãn tính. Những người có tiền sử dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn món này.

Những lưu ý khi ăn lẩu

 

Ăn chín uống sôi: Nhiều người thích ăn lẩu tái, tức là những các loại thịt vào nồi vài giây rồi gắp ra ăn ngay vì cho rằng như vậy mới giữ được vị ngon ngọt của thực phẩm. Tuy nhiên, các loại thực phẩm sống có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe. Do đó, khi ăn lẩu, bạn vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Không ăn lẩu quá thường xuyên: Dù thích món này đến đâu, bạn cũng nên ăn nó điều độ, cách khoảng 1-2 tuần ăn một lần là hợp lý.

Thay nước lẩu: Khi ăn lẩu chúng ta thường ngồi rất lâu. Nước lẩu càng đun lâu lượng nitrit càng cao, các vitamin bị phân hủy, chất béo cũng trở thành dạng bão hòa không tốt cho cơ thể. Do đó, sau khi ăn khoảng 60 phút, bạn nên thay nước lẩu một lần.

Ăn nhiều rau củ quả: Để cân bằng dinh dưỡng và giải nhiệt cho cơ thể, bạn nên ăn thêm nhiều rau củ quả trong lúc ăn lẩu.

Không nên ăn lẩu quá 2 tiếng: Thời gian ăn kéo dài sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày cũng phải làm việc nhiều hơn làm rối loạn đường tiêu hóa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm