3 nhóm người không nên ăn khoai tây nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn
Top 5 sản phẩm trang điểm không nên dùng khi trời lạnh / Những thực phẩm Tết không nên bảo quản trong tủ lạnh kẻo 'rước độc' vào thân
Sau khi nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cho ra kết luận rằng, trong khoai tây có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ hiệu quả cho cơ thể con người như vitamin A, C, B hay các khoáng chất như phốt pho, protein, canxi, sắt, kali… Không những vậy, chúng còn là một trong những nguyên liệu làm đẹp phổ biến được rất nhiều chị em áp dụng đồng thời có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả.
Nhưng trên thực tế, khoai tây có trở thành một nguồn thực phẩm tốt hay không sẽ còn tùy thuộc vào cách bạn chế biến chúng. Chẳng hạn, nếu như chiên khoai tây với dầu ăn thì chính bạn đã vô tình "bổ sung" thêm cholesterol xấu vào khoai tây gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì những người ăn khoai tây chiên thường xuyên sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 11% so với những người ít ăn hoặc không ăn loại thức ăn này. Ngoài ra, kể cả khi bạn không chiên rán chúng lên thì khoai tây cũng không tốt hết với tất cả mọi người, nhất là những người dưới đây cần hạn chế ăn khoai tây.
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì họ thường sẽ có hàm lượng đường trong máu khá cao. Trong khi đó, khoai tây là một trong những loại thực phẩm có vị ngọt và rất giàu tinh bột. Chính vì vậy, chúng sẽ có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Nếu những người bị bệnh tiểu đường mà tiêu thụ nhiều khoai tây sẽ có thể khiến bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
2. Người bị cao huyết áp
Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ khoai tây hay những món ăn được chế biến từ khoai tây đều sẽ có thể khiến bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp. Bởi, trong loại thực phẩm này có chứa nhiều potassium - một loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp. Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là một trong những loại rau củ có chỉ số đường huyết cao. Chính những thành phần "đối nghịch" trong khoai tây như vậy là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp.
3. Phụ nữ mang thai
Theo một số nghiên cứu cho thấy thì các chị em phụ nữ mang thai, nếu như ăn nhiều các loại rau thân củ như khoai tây hoặc củ cải có thể là một trong những nguyên nhân mà con họ dễ mắc bệnh tiểu đường sau này. Nguyên nhân là bởi, trong những loại thực phẩm này có thể bị nhiễm một loại vi khuẩn làStreptomyces chứa độc tố bafilowyein gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến tụy. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên hạn chế ăn khoai tây.
Những lưu ý khi sử dụng khoai tây để có thể giữ được nguồn dinh dưỡng:
- Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
- Không nấu khoai tây cùng với cà chua, nhất là cà chua xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
- Không nên tráng miệng với chuối sau khi ăn khoai tây vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng