3 nhóm người nên thận trọng khi uống nước chanh leo
Những người không nên ăn nhiều thịt gà, vịt / Không nên bảo quản thịt gà trong ngăn đá tủ lạnh
Với vỏ tím, ruột vàng, hương vị chua ngọt rất đặc biệt, chanh leo (chanh dây) là một loại quả vô cùng thú vị. Trong những ngày hè nắng chói chang, nó được sử dụng phổ biến để làm nước giải khát và thanh nhiệt cơ thể.
Ngoài ra, chanh leo còn là thực phẩm có lợi cho những người đang muốn giảm cân, bởi nó ít calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Đặc biệt, chanh leo cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Một quả chanh leo (khoảng 18g) cung cấp: 17 calo; 0,4g chất đạm; lượng chất béo không đáng kể; 2,3g carbohydrate; 1,9g chất xơ; 62mg kali... cùng nhiều vitamin A, C...
Chanh leo là thực phẩm có lợi cho những người đang muốn giảm cân, bởi vì nó ít calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ.
Nhờ chứa lượng vitamin C đáng kể, chanh leo có thể kích thích cơ thể sản xuất collagen - loại protein có lợi cho da, xương, khớp và tóc. Ngoài ra, chanh leo còn có chứa piceatannol, đây là một chất dinh dưỡng thực vật đã được chứng minh là giúp hỗ trợ làn da khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu năm 2018, 32 phụ nữ trong độ tuổi 35-54 đã được sử dụng chiết xuất hạt chanh leo hàng ngày trong tối đa 8 tuần. Kết quả cho thấy độ ẩm trên da của họ tăng lên đáng kể.
Chanh leo cũng có khả năng chống viêm tự nhiên và chứa nhiều chất chống oxy hóa - cùng với piceatannol, do đó loại quả này có chứa các đặc tính chống ung thư tiềm năng, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư máu...
Theo Đông y, chanh leo là loại quả có tính mát, vị chua ngọt. Đông y cũng tận dụng loại quả này để giải độc và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có 3 nhóm người cần cẩn thận khi sử dụng chanh leo, bao gồm người đang đói bụng, người đang mắc bệnh dạ dày, người có cơ địa dị ứng.
Những nhóm người không nên uống nước chanh leo1. Người đang đói bụng
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyên rằng khi đang đói bụng, mọi người không nên uống nước chanh leo vì loại quả này chứa rất nhiều axit, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của dạ dày. Vị chuyên gia cũng cho biết, thói quen tiêu thụ đồ ăn, thức uống có vị chua khi dạ dày rỗng có thể làm mòn lớp niêm mạc dạ dày bởi axit, dẫn đến viêm loét dạ dày và thậm chí xuất huyết dạ dày.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, tốt nhất mỗi người không nên uống quá 2 cốc chanh leo mỗi ngày.
2. Người đang mắc bệnh dạ dày
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) khuyến cáo rằng, người bệnh dạ dày cần tránh ăn uống những thực phẩm có tính axit, trong đó có chanh leo - một trong những loại trái cây giàu axit nhất. Uống quá nhiều nước chanh leo có thể gây thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua...
Lương y Trung cũng khuyên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chanh leo, để đảm bảo phù hợp với tình hình sức khỏe và cơ địa của mình, tránh những hậu quả không mong muốn.
3. Người có cơ địa dị ứng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), chanh leo là loại trái cây dễ gây dị ứng, gây nổi mề đay, khó thở, phù mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời, dị ứng có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người có cơ địa dị ứng không nên sử dụng.
Ngoài ra, với trẻ nhỏ khi uống nước chanh leo, phụ huynh cũng nên cẩn trọng kẻo trẻ có thể bị hóc hạt chanh leo. Người khỏe mạnh cũng nên uống nước chanh leo một cách điều độ chứ không phải cứ càng uống nhiều thì càng tốt. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, tốt nhất mỗi ngườikhông nên uống quá 2 cốc chanh leo mỗi ngày. Chanh leo cũng cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo