Đời sống

3 thời điểm gội đầu rút ngắn tuổi thọ: Nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, nặng thì liệt mặt, tai biến

Gội đầu không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

6 cặp thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ cực tốt cho sức khỏe / 3 loại rau độc nhất thế giới được mệnh danh là "sát thủ" sức khỏe: Loại thứ 3 nhiều gia đình ăn thường xuyên

5-7 giờ sáng

Nhiều người có thói quen gội đầu vào sáng sớm để có mái tóc sạch sẽ khi đi làm. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm lý tưởng để gội đầu.

Sáng sớm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp. Gội đầu vào lúc này rất dễ khiến bạn bị cảm lạnh, đau đầu, chóng mặt và nặng hơn là đột quỵ.

Hơn nữa, khi cơ thể vừa mới tỉnh giấc sau một đêm ngủ dài, các cơ quan cần thời gian để khôi phục và lưu thông máu. Nếu lập tức gội đầu dưới nước lạnh, các mạch máu não có thể bị kích thích, khiến mạch máu ở da đầu bị co lại đột ngột. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu muốn gội đầu vào buổi sáng, ban nên chờ khi mặt trời lên, thời tiết ấm áp. Ngoài ra, cần phải vận động, nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi thức dậy rồi mới nghĩ đến việc tắm gội.

Ảnh minh họa.

Sau 22 giờ đêm

Sau 22 giờ đêm là thời điểm cực kỳ nguy hiểm để gội đầu. Vùng đầu vốn là nơi dễ bị nhiễm lạnh, khiến các dây thần kinh co lại gây tắc nghẽn mạch máu. Nó có thể dẫn đến tình trạng liệt mặt, méo miệng, tai biến, đột quỵ và nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nếu muốn gội đầu vào buổi tối, bạn nên làm việc này trước 20 giờ.

Gội đầu khi đang sốt

Khi đang sốt, cơ thể tăng nhiệt độ để phản ứng lại với sự nhiễm trùng, vi khuẩn… Lúc này, sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu. Việc gội đầu sẽ khiến bạn bị ngấm lạnh gây ra đau đầu và làm tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Người đang bị sốt chỉ nên lau người và tuyệt đối không tắm gội cho đến khi hết sốt.

Thứ tự cửa việc gội đầu và tắm cũng rất quan trọng. Nó có tác động không nhỏ đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, gội đầusau khi tắm là an toàn nhất.

Gội đầu trước khi tắm sẽ khiến cơ thể chưa kịp làm quen với nhiệt độ nước và gây ra một số phản ứng không tốt. Nếu bạn gội đầu bằng nước lạnh, thành mạch máu sẽ bị co lại, làm máu đông và dễ gây ra tổn thương.

Nếu sử dụng nước nóng, nó có thể gây giãn mạch, huyết áp bị thay đổi đột ngột. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là ở những người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch…

 

Muốn tóc đẹp cần làm những việc sau đây:

Thời gian gội đầu: 9 giờ tối

Thời gian thích hợp nhất để gội đầu là 9 giờ tối. Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là thời kỳ tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu, việc gội đầu trước thời gian này có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đầu. Trên thực tế, gội đầu từ 1 giờ trưa đến 10 giờ tối sẽ phù hợp hơn.

Tần suất: 1 ngày 1 lần đối với tóc dầu

Tóc dầu dễ xuất hiện nhờn và bết dính nên gội 1 lần/ngày. Nếu không được làm sạch kịp thời sẽ khiến tóc bị hư tổn, chẻ ngọn và gãy rụng, đối với tóc khô hoặc trung tính thì nên gội 2-3 lần/tuần có thể làm tóc dày và sáng bóng hơn.

 

Nhiệt độ nước: 38 °C

Khi gội đầu, nhiệt độ nước có thể cao hơn một chút, nhưng không quá nóng, nói chung là giữ nhiệt độ khoảng 38°C. Khi gội đầu, giảm nhiệt độ nước để đóng các lớp biểu bì đã mở trước đó, khóa các chất dinh dưỡng trong lớp biểu bì. Điều này sẽ làm cho tóc của bạn bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Massage da đầu: Hơn 20 lần

Khi gội, dùng các đầu ngón tay xoa bóp theo vòng tròn trên da đầu, xoa trên 20 lần để da đầu được thư giãn.

Tinh chất dưỡng tóc:Thoa dầu dưỡng cách da đầu 1-2 cm

 

Nếu thoa trực tiếp dầu dưỡng lên da đầu sẽ làm bít nang tóc và gây rụng tóc.

Xả: Ít nhất 22 giây

Xả tóc với nước trong ít nhất 22 giây, cần xả 2 lần, đảm bảo không còn cặn dầu gội từ chân tóc đến ngọn.

Máy sấy tóc:để cách da đầu khoảng 15cm

Sau khi gội sạch, chải hết tóc về phía trước và sấy khô bằng máy sấy tóc, thổi từ gốc đến ngọn tóc. Máy sấy tóc nên để cách tóc 15cm tránh để máy chạm vào tóc, quá gần sẽ làm tóc bị hư nhiệt.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm