4 sai lầm khi ăn gạo lứt khiến chất bổ thành chất độc gây hại sức khỏe
CẢNH BÁO: Những sai lầm phổ biến khi dùng nước xả vải khiến quần áo bạc màu, nhanh hỏng / 4 sai lầm thường gặp khi ăn tôm khiến món ăn bổ dưỡng chuyển thành "thuốc độc" lúc nào không hay
Ăn quá nhiều gạo lứt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì gạo lứt nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ tốt nếu ăn lượng vừa phải. Đầu tiên, ăn quá nhiều gạo lứt sẽ bị cảm giác khó tiêu do chứa acid Phytic và nhiều chất xơ. Acid phytic còn là một loại hợp chất không hòa tan có thể ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
Hơn nữa, gạo lứt đã qua sản xuất có chứa một lượng rất nhỏ Asen. Thu nạp quá nhiều Asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần Asen có trong loại thực phẩm này không tốt cho những người mắc bệnh về tim, vì vậy không nên ăn quá nhiều.
Nấu và ăn gạo lứt sai cách
Theo các chuyên gia dinh dưỡng không dễ nấu nên tốt nhất là cần ngâm 30 phút đến vài giờ hoặc thậm chí là ngâm qua đêm trước khi nấu. Cũng vì vậy mà nó sẽ lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng, nên khi nấu cần thêm nhiều nước và nấu lâu hơn để chín kỹ.
Không nên ăn gạo lứt nấu chưa kỹ, bởi vì không những phần lớn chất dinh dưỡng không thể hòa tan được mà còn dễ gây viêm dạ dày ruột cấp tính sau khi ăn quá nhiều. Đặc biệt là đối với trẻ em chức năng tiêu hóa yếu và người già ốm yếu, người mắc chứng khó tiêu, bệnh dạ dày.
Gạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng
Có rất nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nên dùng nó để thay thế. Đặc biệt, rất nhiều chị em vì muốn giảm cân mà ngày nào cũng chỉ ăn loại gạo này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì gạo lứt so với gạo trắng, gạo lứt chỉ có hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn. Chưa kể, để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn bạn phải ăn nhiều, điều này có thể gây nên chứng khó tiêu nếu gạo lứt không được nhai hay nấu kỹ.
Gạo lứt rất tốt tuy nhiên theo bác sĩ khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn 2 - 3 lần như một loại thực phẩm chức năng. Nếu ăn nhiều quá sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như đã kể trên. Đặc biệt, không được dùng gạo lứt thay thế hoàn toàn gạo trắng nếu không bạn sẽ bị thiếu nhiều chất và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, biến gạo lứt từ thực phẩm tốt cho sức khỏe thành “thuốc độc”.
Người có hệ tiêu hóa kém không ăn gạo lứt
Về sự kết hợp gạo lứt với các thực phẩm khác, gạo lứt lành tính nhưng vẫn có một vài lưu ý nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Trong gạo lứt có chứa Axit phytic, chất này khi kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Nên nếu ăn gạo lứt, tốt nhất là không nên uống sữa, ăn các trái cây giàu axit như hồng, táo gai, dứa… cùng lúc hoặc ngay trước hoặc sau đó để tránh bị tăng nguy cơ khó tiêu, nhanh tạo sỏi, giảm chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, nếu ăn gạo lứt vì giảm cân hay hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao thì cần chú ý về sự kết hợp thực phẩm hơn. Tốt nhất là nên ăn gạo lứt với nhiều rau củ, món ít dầu mỡ thay vì nhiều thịt cá, chất béo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2