Đời sống

4 đặc điểm để có thể nhận biết bản chất một người

Từ xưa đến nay, thật không dễ để có thể nhìn nhận, đánh giá một con người, vì việc làm đó không tránh khỏi sự phiến diện. Nhiều người thậm chí tránh né việc đánh giá người khác. Tuy nhiên, dựa vào 4 tình huống dưới đây, ít nhiều bạn cũng có thể xác định được bản chất thật sự của đối phương.

Thống đốc trẻ nhất Nhật Bản được chú ý nhờ vẻ ngoài điển trai / Cặp song sinh cùng tốt nghiệp Harvard, trở thành MC truyền hình

Cổ nhân nói:

Vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, Biết người biết mặt khó biết lòng, Thử ngọc phải thiêu đủ 3 ngày, Luận gỗ phải đợi đến 7 năm.

Do vậy, để nhìn nhận một người thì phải đặt họ vào những hoàn cảnh đặc biệt nhất, những tình huống động chạm nhất tới tâm của họ:

1. Quyết định tại thời điểm phải đối mặt với lợi ích

Con người ai ai cũng có phần thích được hưởng lợi, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau. Khi đối mặt với lợi ích, nhiều người sẽ rũ bỏ lớp ngụy trang của mình để hiển lộ ra bản chất thật. Do đó, đây là một trong những thời điểm tốt nhất để đánh giá người khác.

Nếu một người nào đó sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà gạt bỏ lương tâm, gạt bỏ tình thân, thậm chí từ bỏ cả đạo nghĩa, thì người như vậy có ai còn dám tin tưởng hay không? Tốt nhất là vẫn nên tránh xa người như vậy. Nếu không một khi có xung đột ảnh hưởng đến lợi ích với người đó, bạn nhất định sẽ cảm thấy thất vọng và thương tâm!

Còn nếu một người khi đối diện với lợi ích, không bỏ đi các nguyên tắc nội tâm, nhất mực kiên định với đạo đức tín ngưỡng, có thể luôn coi trọng quan hệ gia đình, người này nhất định không phải kẻ tiểu nhân coi lợi ích trên hết, chắc chắn sẽ có một lựa chọn đáng tôn trọng trong mọi tình huống.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Cách đối đãi với những người có địa vị thấp hơn họ

Đối với người trên không khúm núm, đối với người dưới không kiêu ngạo – đây nhất định là hành xử của một người có phẩm chất tốt.

Nếu một người luôn xu nịnh tâng bốc người trên, lại coi thường khinh miệt người dưới, thì cá nhân đó hẳn là không có đạo đức tu dưỡng tốt và chúng ta không nên giao thiệp thân cận với họ. Những người có đạo đức giáo dưỡng, thì đối với bất kỳ cá nhân nào đều luôn tôn trọng, ngay cả khi giao tiếp với những ai có địa vị thấp kém hơn, họ cũng sẽ không tỏ ra kiêu ngạo.

Phàm là những người phẩm chất cao quý, thảy đều không khuất phục trước quyền uy, không nhượng bộ trước quyền thế mà luôn bảo trì khí tiết. Lý Bạch từng nói:“Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý, Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.”Đó quả thực là một tinh thần đáng trân trọng!

Nhìn chung, con người khi đối diện với những người có địa vị thấp kém hơn thường dễ nảy sinh cảm giác thấy bản thân mình vượt trội hơn. Nhưng nếu như có thể buông bỏ loại tâm này, không tỏ ra mình lợi hại hơn đối phương, thì ngược lại càng được tôn trọng. Người như vậy chắc hẳn luôn biết giữ chừng mực, có thiện ý, đáng tin cậy và đáng để kết bạn!

 

3. Thái độ đối xử với cha mẹ

Không ít người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, trong khi với người nhà thì dễ bộc lộ những thói quen xấu hơn. Đây là điều hết sức bình thường theo tâm lý học. Vì vậy, những ai luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với những người thân cận nhất, thì đó quả là một người đáng khâm phục!

Trong Luận Ngữ có câu chuyện kể như sau: Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tử nói:“Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc, con em hết lòng phụng sự, có cơm rượu mời cha anh xơi trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”

Cách đối xử với người thân sẽ bộc lộ tính cách thật sự của một người.

 

Câu chuyện này nói với chúng ta rằng khi đối xử với cha mẹ, điều quan trọng nhất là thái độ, khó làm nhất cũng là thái độ, nhìn chung phải luôn chú ý tu dưỡng về vấn đề thái độ. Càng là những người gần gũi thân thiết với mình thì lại càng nên cố gắng giữ thái độ hòa nhã dễ chịu nhất có thể!

Những ai có thể làm được như vậy, nhất định là người khiêm tốn lịch sự, có giáo dưỡng, có trách nhiệm, nhất định sẽ được những người khác yêu mến, tin tưởng và muốn giao du.

4. Khi đối diện với việc thực hiện lời hứa

Một cá nhân khi phải đối diện với lời hứa sẽ dễ bộc lộ phẩm chất của mình. Đó cũng là một cách để có thể đánh giá người khác. Với bậc quân tử thì lời hứa đáng giá ngàn vàng, với những gì mình đã hứa nhất định sẽ không bao giờ thất hứa. Người như vậy rất đáng tin cậy.

 

Còn với những ai không thể giữ được lời hứa của mình, thì có thể suy ra trong cuộc sống họ cũng sẽ dễ trở mặt trong những tình huống khác và không đáng tin cậy.

Trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử nói:

Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?

Nghĩa là:

Người mà không đáng tin cậy, làm sao làm được việc. Xe lớn mà không có cái đòn lớn, xe nhỏ mà không có cái chốt nhỏ, làm sao dùng để đi đây?

 

Những người không có sự thành tín cũng giống như một chiếc xe không có bánh, rốt cuộc họ sẽ không làm được điều gì thành công cả! Sự thành tín, thông thường chính là đạo đức cơ bản nhất mà mỗi con người cần giữ được!

*****

Tất nhiên, vẫn cần nhắc lại rằng việc đánh giá luôn là phiến diện, bởi vì bạn không ở vào hoàn cảnh của người khác. Vì thế trong mỗi mâu thuẫn, điều cần nhất là sự bình tĩnh, không nóng vội và một tâm thái bao dung với thiếu sót của người khác. Còn điều đáng quý nhất trong một mâu thuẫn chính là biết nhìn ra lỗi lầm hay thiếu sót của chính mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm