Đời sống

4 loại "bảo bối dưới lòng đất" giúp bảo vệ dạ dày, ngừa bệnh tim, gia tăng tuổi thọ

Trong khoai mỡ có chứa amylase, polyphenol oxidase và các chất khác, có lợi cho quá trình tiêu hóa.

Gan sợ nhất 7 thực phẩm này, càng ăn càng dễ mắc bệnh nghiêm trọng / 3 thói quen xấu khiến chị em dễ mắc bệnh nan y, tử cung càng ngày càng lão hóa

1. Khoai môn

khoai

Ảnh minh họa

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, khoai môn có tác dụng khai vị, tiêu dịch, tiêu viêm, giảm đau, bổ can thận, chữa đau dạ dày, kiết lỵ và viêm thận mãn tính.Theo tây y,khoai môn chứa đường, chất xơ, vitamin C, vitamin B phức hợp, kali, canxi, kẽm… Ăn thường xuyên có thể tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa ung thưvà thanh nhiệt giải độc.

2. Khoai mỡ

khoai 2

Trong khoai mỡ có chứa amylase, polyphenol oxidase và các chất khác, có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của lá lách và dạ dày.Không chỉ vậy, khoai mỡ còn chứa một lượng lớn chất nhầy protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng ngăn chặn hiệu quả sự kết tủa của lipid máu trong thành mạch máu, phòng tránh các bệnh về tim và máu, giúp dưỡng tâm, an thần và kéo dài tuổi thọ.

3. Khoai tây

khoai 3

Khoa tây được mệnh danh là "vua của các loại vitamin", với hàm lượng vitamin C và kali dồi dào, giúp ngăn ngừa bệnh tim và huyết áp cao; vitamin B6 đặc biệt quan trọng để duy trì sức khỏe thần kinh. Không chỉ vậy, trong khoai tây còn chứa hoạt chất axit alpha lipoic giúp tăng cườngsức khỏenhận thức tổng thể, rấtcó lợi cho bệnh nhân Alzheimer; và tryptophan, là một thuốc an thần tự nhiên đảm bảo giấc ngủ ngon.

 

4.Khoai lang

khoai 4

Trong khoai lang rất giàu kali, kali và natri - tất cả đều là những nguyên tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp, thúc đẩy bài tiết natri dư thừa trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Khoai lang chứa ít calo và ít chất béo, phù hợp với nhu cầu cơ bản của người giảm cân, chất xơ có trong khoai lang rất phong phú nên có thể phát huy hết tác dụng. Đặc biệt hoạt chấtaxit folic và vitamin B6 trong khoai lang còn giúp giảm mức độ homocysteine trong máu, ức chế hiệu quả sự xuất hiện của ung thư ruột kết và ung thư vú.

Những lưu ý trong chế biến củ quả, có lợi cho sức khỏe:

- Khoai củ nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể, làm tăng tốc độ sản xuất solanine và các loại nấm mốc có hại đến sức khỏe.

- Mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, hai loại của chất độc glycoalkaloids có thể gây hại cho hệ thống thần kinh.Nếu khoai tây vẫn tươi bị mọc mầm, bạn có thể cắt mầm và củ khoai vẫn giữ được phần lớn các giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, nếu khoai tây đã bị héo,tốt nhất không nên sử dụng.

 

Ngoài ra, mặc dù khoai lang mọc mầm không có độc, nhưng khoai lang mọc mầm rất dễ sinh ra nấm mốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm