Đời sống

4 loại bệnh vặt không giết người nhưng có thể sẽ đi cùng bạn cả đời

Những bệnh này dù không nguy hiểm cấp tính nhưng lại rất dai dẳng, không thể chữa khỏi được, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Cánh gà chiên giòn ướp gia vị "đậm mùi" không ngờ thành món "vạn người mê" / "Gia vị vàng" gia đình Việt nào cũng có là thần dược cho sức khỏe

1. Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm mãn tính không đặc hiệu của khí quản, niêm mạc phế quản và các mô xung quanh.

Ô nhiễm không khí, hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi nghề nghiệp và hóa chất, nhiễm vi rút, vi khuẩn, tuổi cao, tăng phản ứng đường thở và rối loạn chức năng miễn dịch đều có thể gây ra viêm phế quản mãn tính.

4 loại bệnh vặt không

Ảnh minh hoạ

Có 3 triệu chứng chính của viêm phế quản mãn tính:

- Ho mãn tính và kèm chất nhầy

- Sốt, thường xuất hiện dưới dạng sốt nhẹ và ớn lạnh

- Các triệu chứng dao động khác, bệnh nhân có thể suy giảm một thời gian rồi cải thiện trở lại.

4 loại bệnh vặt không

Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính như thế nào?

 

Nếu các triệu chứng của bệnh nhân không rõ ràng thì tốt nhất nên bỏ thuốc lá, tránh xa các khí độc hại, đồng thời vận động nhiều hơn để phòng tránh bệnh viêm phế quản mãn tính. Khi thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm.

Đối với những người có các triệu chứng nghiêm trọng, có thể lựa chọn thuốc theo các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản mãn tính, sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến gia tăng các chủng kháng thuốc, gây bội nhiễm, thậm chí gây ra vòng luẩn quẩn khiến bệnh không được kiểm soát chặt chẽ.

2. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da toàn thân mãn tính, viêm nhiễm, hay tái phát. Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh sẽ đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh vẩy nến được mệnh danh là căn bệnh “ung thư bất tử” và rất khó chữa trị. Ngoài các triệu chứng ngoài da như đóng vẩy và chảy máu, bệnh nhân cũng sẽ bị tổn thương toàn thân, rất dễ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu và các bệnh miễn dịch.

 

4 loại bệnh vặt không

Sự xuất hiện của bệnh vẩy nến chủ yếu liên quan đến di truyền, rối loạn tự miễn dịch, nhiễm trùng, kích thích thuốc, căng thẳng, thay đổi thời tiết, hút thuốc và các yếu tố khác.

Nếu bị chẩn đoán mắc căn bệnh này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để điều trị cho từng cá nhân dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Đồng thời, khuyến cáo người bệnh nên thường xuyên theo dõi để chẩn đoán và điều trị.

Người bị bệnh vẩy nến khi sinh hoạt phải chăm sóc cẩn thận, tránh gãi, va chạm, chà xát nhiều lần vào vùng da bị bệnh, chú ý giữ ấm vào mùa đông để tránh bị cảm lạnh .

Ngoài ra, nên có thói quen mở cửa sổ thông gió để đảm bảo môi trường làm việc khô ráo, thoải mái.

 

3. Bệnh vẩy cá

Bệnh vẩy cá được chia thành 2 loại: Có triệu chứng và di truyền. Người bệnh có các triệu chứng như đóng vẩy, ban đỏ, da sần sùi,

Khi bị bệnh mụn nước, người bệnh có thể có các triệu chứng như vẩy, ban đỏ, da sần sùi, dày sừng và các triệu chứng khác. Bệnh nhân nặng có thể bị vẩy và ban đỏ khắp người, da đặc biệt thô ráp.

Nếu cơ thể xuất hiện các thay đổi giống như bệnh hắc lào đột ngột xuất hiện, bạn phải đi viện khám ngay lập tức. Vì khi xuất hiện các triệu chứng này, nếu không phải do thiếu vitamin A, cần cảnh giác có thể khối u ác tính đang hoạt động.

4 loại bệnh vặt không

Ngăn ngừa bệnh vẩy cá

 

- Dưỡng ẩm tốt

Bệnh nhân mắc bệnh vẩy cá phải làm tốt việc giữ ẩm, tránh tắm thường xuyên, sử dụng các loại kem có tính tẩy rửa mạnh, thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để dưỡng ẩm tốt hơn và giảm các triệu chứng khô da.

- Kết hợp thuốc bôi

Những bệnh nhân có biểu hiện nhẹ có thể kết hợp với thuốc mỡ để cải thiện triệu chứng, đối với những bệnh nhân có biểu hiện nặng thì có thể sử dụng vitamin A dạng uống hoặc các loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài việc giữ ẩm và sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng nên ăn uống hợp lý, tốt nhất nên ăn nhiều rau quả chứa vitamin, tránh ăn hải sản, ăn cay, rượu bia.

 

4 loại bệnh vặt không

4. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh phản ứng viêm của niêm mạc mũi, thường có các biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt và ngứa mắt.

Bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh cảm cúm rất dễ bị nhầm lẫn vì các triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, cảm cúm thường đi kèm với sốt, đau họng và các triệu chứng khác, trong bệnh viêm mũi thì không sốt, không đau họng, nước mũi luôn trong nhưng sẽ thấy ngứa hơn một chút.

4 loại bệnh vặt không

Ngoài ra, cảm lạnh thường phổ biến hơn vào mùa xuân và mùa đông, còn viêm mũi dị ứng có thể quanh năm hoặc theo thời kỳ cố định.

 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng, chỉ có thể khống chế để bệnh không nặng thêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm