4 loại quả ăn không đúng cách dễ gây tắc ruột
Thực phẩm là "khắc tinh" hàng đầu của ung thư mà nhà nào cũng có / 4 việc cần làm sau khi thức dậy và ăn 5 loại thực phẩm này sẽ giúp bạn sống thọ hơn
Quả hồng
Theo BS Doãn Thị Tường Vy – nguyên Trưởng khoa dinh dưỡng (BV 198), hồng là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe với nhiều loại vitamin và chất khoáng. Trong trái hồng chín có từ 1-1,6% protein. Lượng đường cao hơn 13-19% dưới dạng Glucoza Svecara và fretoza. Ngoài ra hồng còn dùng để chữa bệnh cao huyết áp, nước trái hồng chín chữa bệnh đau cổ họng, họ suyễn… Hồng giòn còn nhiều chất xơ, chất chát, nếu ăn nhiều sẽ vón lại và tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, có thể dẫn đến tắc ruột.
Song không phải ai ăn hồng giòn cũng đều bị tắc ruột. Đối với người răng yếu, hệ tiêu hóa không tốt, ăn vội, nhai không kỹ hoặc có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này. Nếu ăn nhiều thì hệ tiêu hóa hấp thu không kịp, khả năng co bóp yếu nên gây tắc ruột. Tốt nhất nên ăn hồng chín. Còn muốn ăn hồng giòn thì nên ngâm cho bớt độ chat.
Quả sung
Loại quả này có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương... Quả sung có chứa pectin - một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất.
Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp.
Tuy nhiên với những người có bệnh túi thừa đại tràng nên tránh ăn sung, bởi các hạt nhỏ có thể tích tụ lại và gây rối loạn tiêu hóa. Mọi người cũng cần tránh ăn quá nhiều sung cùng lúc và ăn với thời gian dài dễ gây tắc ruột.
Bên cạnh những loại trái cây bổ dưỡng trên, ở những người cao tuổi, bộ máy tiêu hoá hoạt động kém do đã bị lão hoá, các dịch vị tiêu hoá thức ăn tiết ra ít, niêm mạc teo lại, nhu động ruột giảm cũng cần tránh ăn các đồ ăn có quá nhiều chất xơ, cứng hoặc thức ăn có nhựa chát và khó tiêu như mít, chuối xanh, măng...
Quả thị
Ngoài hồng, có một trái cây khác cũng cần lưu ý khi ăn, vì có thể gây tai hại cho dạ dày, đó là quả thị. Trong y sử cũng đã đề cập một số bệnh nhân bị chứng sỏi thị dạ dày do ăn trái thị. Cầm quả thị vàng chín đưa lên mũi khó mà cưỡng nổi mùi thơm ngào ngạt của nó, chỉ muốn cho ngay vào miệng và đây là điều tai hại nếu không biết dùng đúng cách.
Quả sơ ri
Quả sơ ri nổi tiếng về hàm lượng vitamin C cao. Chỉ cần ăn 200g sơ ri mỗi ngày, bạn đã có đủ lượng vitamin C mà cơ thể cần, góp phần ngăn ngừa bệnh Scurvy – vốn có nguyên nhân từ tình trạng thiếu hụt vitamin C.
Đã có nhiều trường hợp trẻ hái ăn nhiều trái sơ ri và nuốt luôn cả hạt phải phẫu thuật vì tắc ruột. Theo các bác sỹ, hạt sơ ri có khía, khi vào ruột dễ đóng lại thành khối lớn khiến trẻ bị tắc ruột. Vì vậy, phụ huynh nên thận trọng lọai bỏ hột trước khi cho trẻ nhỏ ăn trái cây có hạt. Hướng dẫn trẻ nhằn hột, lấy hột ra, không được nuốt cả hột khi ăn trái sơ ri để tránh nguy cơ gây tắc ruột nguy hiểm cho bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2