4 loại rau “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc”, quý như nhân sâm bán đầy chợ, ai gặp nhớ mua về
14 triệu chứng tưởng vô hại hóa lại là dấu hiệu ung thư, biết càng sớm càng thoát được 'thần chết' / Sau 8h tối dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối không ăn 10 thực phẩm sau kẻo rước bệnh
Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm nên cây cối rau cỏ quanh năm tốt tươi, đa dạng chủng loại. Có nhiều loại rau chứa nhiều chất bổ, giá rẻ mà chẳng ai mua. Lần sau, khi đi chợ, bạn nên mua những loại rau này về chế biến cho người nhà ăn nhé!
1. Rau dền
Có nhiều loại rau dền mà bạn cần biết như rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau.
Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Có rất nhiều món ăn có thể chế biến từ rau dền như: Canh rau dền, rau dền xào tỏi, canh củ dền, nước ép củ dền…
2. Giá đỗ
Giá đỗ là một loại rau mầm khá phổ biến ở Việt Nam với cách trồng đơn giản. Ai cũng có thể tự làm giá đỗ ở nhà. Giá đỗ thường được trồng từ hạt đậu xanh nhưng cũng có nơi trồng bằng đậu tương, đậu đen hoặc đậu đỏ nhưng chủ yếu giá đỗ chúng ta mua ngoài chợ được ngâm trồng từ đậu xanh.
Giá đỗ được bán nhiều ngoài chợ với giá cực rẻ, hoặc các bạn có thể tự làm giá đỗ cũng rất đơn giản, đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Ăn giá đỗ thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể của chúng ta các dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng tiêu biểu của giá đỗ:
Cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể.
Tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Duy trì nồng độ cholesterol ở mức ổn định, từ đó bảo vệ tim mạch.
Thúc đẩy tiêu hóa.
Hỗ trợ giảm cân.
Giảm căng thẳng, lo âu.
Tăng cường hệ miễn dịch.
Làm đẹp da.
Tốt cho mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới…
3. Lá hẹ
Trong những tài liệu cổ, lá hẹ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu. Vì vậy mà nhiều nhà trồng lá hẹ ở nhà. Lá hẹ có tính năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt.
Hẹ là một loại thực vật thân thảo, mọc trên nền đất, trong tự nhiên hẹ có thể mọc cao từ 20-40cm, thân và lá hẹ có màu xanh lục, hoa màu trắng. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Cây lá hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương,…
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với thịt bò, thịt trâu. Ăn hẹ nhiều rất tốt cho sức khoẻ vì giúp giảm nguy cơ co cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá, phòng chống lão hoá,… Tuy nhiên, có một số loại thự phẩm khi kết hợp với hẹ thì không tốt cho sức khoẻ.
4. Nấm hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô. Loại nấm này có dạng như cái ô tí hon, đường kính 5 – 10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá theo mùa như dẻ, sồi, phong.
Nấm hương dùng để nấu canh và chế biến các món xào và nó là vua của các loại nấm bởi nó ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc. Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2