4 loại thực phẩm quen thuộc ăn cùng đậu phụ giúp tăng hương vị, nhân đôi dinh dưỡng, kéo dài tuổi thọ
7 loại thực phẩm được coi là "thần dược" đem lại làn da tươi trẻ / Con bị viêm tai giữa, mẹ tuyệt đối không được cho ăn những thực phẩm sau
Đậu phụ và rau xanh
Đậu phụ giàu dinh dưỡng kết hợp với rau xanh sẽ mang lại một món ăn tuyệt vời, vô cùng tốt cho sức khỏe. Rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp 'quét sạch' cặn bã ra khỏi hệ tiêu hóa từ đó tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Lưu ý, đậu phụ không nên ăn chung với rau bina vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Đậu phụ với tảo bẹ
Thường xuyên ăn đậu phụ giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch nhưng nó cũng có nhược điểm là làm mất i-ốt trong cơ thể. Ăn quá nhiều đậu phụ có thể dẫn tới tình trạng thiếu i-ốt.
Do đó, bạn nên kết hợp đậu phụ với thực phẩm giàu i-ốt như tảo bẹ để cân bằng dinh dưỡng.
Món canh súp miso được nấu từ tảo bẹ, đậu phụ là một trong những bí quyết giúp người Nhật sống khỏe, sống lâu.

Đậu phụ và thịt
Đậu phụ chứa nhiều protein thực vật chất lượng cao. Tuy nhiên, cơ thể không dễ hấp thu loại protein này. Kết hợp đậu phụ với thịt là một cách để thúc đẩy khả năng hấp thụ protein của cơ thể.

Đậu phụ với lòng đỏ trứng gà
Đậu phụ chứa nhiều canxi nhưng muốn cơ thể hấp thụ lượng canxi này cần phải có những nguyên liệu khác thúc đẩy. Kết hợp đậu phụ với lòng đỏ trứng gà là một cách tuyệt vời để tăng tốc độ hấp thụ canxi của cơ thể.
Cũng giống như thịt, trứng cũng chứa hàm lượng protein động vật chất lượng cao, giúp thúc đẩy việc hấp thụ dinh dưỡng trong đậu phụ.

Những người không nên ăn đậu phụ
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể, đồng thời gây khó khăn cho quá trình phân giải protein. Do đó, người bị bệnh tiêu hóa cần hạn chế ăn đậu để tránh mắc chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy...
Người bị bệnh tim mạch
Đậu phụ có hàm lượng methionine cao. Chất này dưới tác động của enzyme có thể chuyển đổi thành cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, làm tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trong thành động mạch dẫn tới chứng xơ vữa động mạch vành và khiến tình trạng của người bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ có nhiều isoflavone không thích hợp với người bị suy tuyến giáp. Isoflavone có thể ngăn chặn các enzyme peroxidese, loại enzyem hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp và khiến bệnh suy tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout ăn nhiều đậu phụ có thể làm tăng lượng axit uric trong máu, không có lợi cho quá trình điều trị bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng
Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe
Bí kíp mix đồ cho nàng chân to: Che khuyết điểm khéo léo, tôn dáng tuyệt đối
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?