4 loại trái cây trẻ nên ăn thường xuyên
Công dụng tuyệt vời của mướp đắng đối với sức khỏe / Cẩn trọng về sức khỏe nếu bạn mơ thấy ác mộng
Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày?
Ảnh minh họa. |
Viện Nhi khoa Mỹ AAP khuyến nghị lượng trái cây cho trẻ 1-10 tuổi tiêu thụ như sau:
1-3 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 60ml nước ép trái cây nguyên chất.
4-6 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 80ml nước ép trái cây nguyên chất.
7-10 tuổi: 90g trái cây đóng hộp; 1 miếng trái cây tươi; 120ml nước ép trái cây nguyên chất.
AAP cũng gợi ý cha mẹ có thể biến trái cây thành một bữa ăn trong chế độ ăn thường ngày của trẻ, cụ thể là dùng làm món ăn vặt. Đảm bảo đã rửa sạch trái cây, thái tới kích cỡ phù hợp với bé và đặt ở vị trí trẻ dễ thấy. Nếu bé được tiếp cận nhiều hơn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây thay vì đồ ăn vặt ngọt/khoai tây chiên nhiều muối, bé có nhiều khả năng sẽ thích ăn trái cây tươi mỗi ngày.
Một gợi ý khác của AAP là cho trẻ ăn ít nhất 1 loại trái cây giàu vitamin C mỗi ngày, chẳng hạn như quả mâm xôi, cam và dưa hấu.
Cuối cùng, đừng quên làm gương cho con. Hãy cho trẻ thấy bạn ăn uống lành mạnh và thưởng thức từng bữa ăn như thế nào.
Loại trái cây bạn nên thường xuyên ăn
Chuối
Chuối là trái cây có vị ngọt thanh, 1 quả có khoảng 400mg kali rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ. Chuối còn chứa rất nhiều calo, giúp trẻ tăng cân nhanh.
Các mẹ chỉ cần ¼ trái chuối chín, bỏ vỏ, cắt nhỏ rồi rây mịn là bé đã có món ăn dặm thơm ngon. Để thay đổi các mẹ có thể trộn chuối cùng khoai lang, khoai tây hoặc các loại trái cây, củ quả khác đều có thể làm thành bữa ăn dặm lý tưởng đầy dinh dưỡng cho bé.
Bơ
Bơ là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách ăn dặm cho bé. Bơ được xem như vua trái cây ăn dặm. Bơ mềm, có vị béo, ngọt bùi, dẻo, tính mát, mang nhiều dưỡng chất và khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như sắt, kali, chất xơ, các loại vitamin. Bơ cung cấp omega 3 và vitamin E là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho bé.
Bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể tán nhuyễn trộn với sữa mẹ là có hỗn hợp mềm dẻo thơm ngọt cho bé tập ăn. Với bé từ 6 tháng tuổi có thể kết hợp bơ với chuối hoặc bơ với bí đỏ, táo hay lê; với bé từ 8-12 tháng tuổi có thể biến tấu khác, hốn hợp nhiều thành phần hơn: bơ + xoài + sữa chua, bơ + đu đủ + kiwi, bơ + cà rốt + khoai tây... để khơi gợi ham muốn thèm ăn của bé.
Việt quất
Trái việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Việt quất có màu đỏ tím rất đẹp dễ hấp dẫn các bé. Các mẹ có thể trộn việt quất với chuối, táo, lê hoặc ngũ cốc sau đó xay nhuyễn cho các bé ăn dặm vào buổi sáng là tốt nhất.
Táo
Táo có vị ngọt thơm tự nhiên nên nhiều trẻ rất thích. Táo chứa hàm lượng lớn vitamin C, carbohydrat, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé. Theo 1 số nguồn thông tin thì táo cũng rất tốt để ngăn ngừa và chống lại bệnh hen suyễn cho bé hiệu quả.
Vì táo cứng nên có nhiều mẹ không lựa chọn táo cho con ăn dặm. Tuy nhiên, với các bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhuyễn rồi nấu chín, có thể trộn cùng với chuối, dâu tây hoặc cherry vừa thơm vừa dễ ăn vừa tốt cho bé. Nếu muốn thay đổi, mẹ có thể xay nhuyễn rồi ép nhành nước táo cho bé thưởng thức. Hoặc có thể bổ múi cau, bỏ vỏ rồi hấp cách thủy cho táo mềm rồi để cho bé cầm ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn