4 sai lầm phổ biến khi dùng hạt sen sai cách gây tác hại khó lường
Cách nấu chè hạt sen đu đủ và chè đu đủ cốt dừa ngon hết ý / Cách bảo quản hạt sen tươi lâu, để cả năm vẫn ngon như mới mua
Từ lâu trong dân gian người ta đã chế biến hạt sen thành nhiều món ăn bổ dưỡng và chữa bệnh như mứt sen, chè sen, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen... vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao.
Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có giúp an thần, chữa tiêu chảy kéo dài, bệnh suy dinh dưỡng, giảm khát mùa hè, chữa thiếu máu, kém ăn bồi dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh...
Các chuyên gia khuyến cáo, hạt sen dù tốt nhưng hãy dùng hạt sen như là vị thuốc, nếu dùng sai cách sẽ gây phản tác dụng đối với sức khỏe.
Ảnh minh hoạ.
4 nhóm người sau đây được khuyến cáo không nên dùng hạt sen:
Không dùng cho người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Nếu muốn sử dụng hạt sen làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Không dùng hạt sen để chữa mất ngủ
Nhiều người hay lầm tưởng, hạt sen là loại thực phẩm tốt để chữa mất ngủ. Nhưng thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ.
Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Do đó, nếu dùng hạt sen chữa mất ngủ thì chỉ nên dùng riêng tâm sen. Lưu ý cần sử dụng có liều lượng, tốt nhất nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ Đông y.
Ảnh minh họa.
Không dùng khi bị rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Không dùng hạt sen nấu cháo cho trẻ
Hạt sen có nhiều dinh dưỡng nhưng trẻ nhỏ ăn sẽ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được