Đời sống

4 tác dụng tuyệt vời của quả dứa bạn phải biết

Quả dứa rất tốt cho sức khỏe mà rất nhiều người không biết đâu nhé.

Nhìn mâm cơm đạm bạc của gia đình tôi, mẹ vợ bật khóc rồi sau đó triệu tập họp gia đình và công bố tin "chấn động" / Tôi về quê, chị gái mang ra cho mấy thùng sữa với bia, tôi cảm động vô cùng cho tới khi nghe chồng nói một câu mới biết sự tồi tệ của chị

Giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể

quả dứa
Quả dứa giúp bạn thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Dứa giúp giảm cân bởi nó đảm bảo 2 tiêu chí: lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ. Vì vậy, giảm cân bằng dứa là cách giảm cân từ nguyên liệu tự nhiên hiệu quả.

Dứa cũng rất giàu chất xơ, nên hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể. Ăn dứa sẽ đem lại cho bạn cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ có trong dứa sẽ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydartes, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Bromelain là một chất chiết xuất được tìm thấy trong thân dứa, có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Bromelain cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn.

Giúp xương chắc khỏe

 

Dứa còn tốt cho xương nhờ giàu magie, dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén nhỏ dứa có thể cung cấp hơn 60% nhu cầu magie hàng ngày.

Chống viêm, giảm cục máu đông

Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, bromelain trong dứa còn giúp chống viêm nhiễm, giảm tốc độ tăng trưởng của các khối u. Ngoài ra, hợp chất này còn ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ hiệu quả cho những người có nguy cơ bị đông máu.

Những lưu ý khi ăn dứa

Cần lưu ý rằng quả dứa thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm (quả dứa) ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng.

 

Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều dứa không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếuhàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Khi say dứa (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu quả dứa bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 - 3 giờ.

Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ quả dứa 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).

Để phòng say dứa, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và phải ăn ngay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm