5 cách quản lý tài chính sai lầm khiến cả đời bạn mãi lao đao về tiền bạc
6 lỗi phổ biến trong thiết lập ngân sách tài chính cá nhân và cách tránh sai lầm này / “Quy tắc chi tiêu 1%” mà ngay cả các triệu phú cũng phải áp dụng: Dân đầu tư nhất định phải biết để đảm bảo tài chính dài lâu
Những sai lầm khi sử dụng tiền bạc sẽ gây ra thiệt hại lớn về tài chính cho bạn. Trong một cuộc khảo sát của Hội đồng các nhà giáo dục tài chính Quốc gia Mỹ, những người tham gia được đề nghị trả lời về số tiền họ đã lãng phí do những sai lầm tài chính cá nhân trong năm vừa qua, con số trung bình của các câu trả lời là 1.634 USD.
Thực tế là rất nhiều người đã và đang phạm sai lầm nghiêm trọng dẫn đến những thiệt hại về tiền bạc như vậy. Brad Klontz, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận, giáo sư tâm lý tài chính tại Đại học Creighton, Hoa Kỳ đã biên soạn danh sách 5 sai lầm về tiền bạc phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm có thể phá hoại tài chính của bạn.
1. Không tiết kiệm trướcKlontz nói không tiết kiệm trước sẽ khiến bạn nghèo túng mãi mãi: “Tôi nghĩ rằng đó là sai lầm lớn nhất mà mọi người thường mắc phải về tiền bạc”.
Giải quyết vấn đề này rất đơn giản, đó là bạn hãy ưu tiên tiết kiệm hơn các nhu cầu khác. Trước khi chi tiêu, ngay cả cho những nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà hoặc ăn uống, các chuyên gia khuyên bạn nên dành một phần tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản đầu tư trước.
Shaquana Watson-Harkness, người sáng lập công ty giáo dục tài chính Dollars Makes Cents từng chia sẻ: “Sai lầm lớn nhất của tôi khi tuổi trẻ đó là không tiết kiệm trước. Tôi luôn thanh toán các hóa đơn và mua sắm trước khi gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm". Sau đó, khi cô ưu tiên hơn cho việc tiết kiệm, cô đã nhanh chóng trả hết khoản nợ 169.000 USD trong vòng 20 tháng.
Ngay cả khi thu nhập của bạn chưa cao, ngân sách còn eo hẹp thì tiết kiệm và đầu tư bất cứ thứ gì có thể vẫn là một cách quản lý tài chính đúng đắn và khôn ngoan.
Evelyn Zohlen, giám đốc tài chính tại Inspired Financial đã nói: "Những người trẻ tuổi càng đầu tư sớm thì càng tận dụng được sức mạnh của lãi suất kép. Kể cả bạn bắt đầu tiết kiệm với số tiền nhỏ, bạn vẫn có thể sớm đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn của mình".
2. Mắc nợDù là nợ thẻ tín dụng, mua trả góp hay khoản vay cá nhân thì cũng đều ảnh hưởng không tốt đến tài chính của bạn. Dẫu ban đầu bạn chỉ mắc một khoản nợ nhỏ nhưng mọi thứ có thể leo thang nhanh chóng. "Lãi suất có thể giết chết bạn", Klontz nói.
Để thoát khỏi cảnh nợ nần, các chuyên gia khuyên bạn nên lập danh sách tất cả các khoản nợ, bao gồm cả số tiền và lãi suất phải trả. Chiến lược thông minh để trả nợ chính là thanh toán các khoản nợ có mức lãi suất cao nhất trước.
3. Không có bất kỳ loại bảo hiểm nàoCó nhiều loại bảo hiểm mà bạn nên sở hữu bên cạnh bảo hiểm y tế về sức khỏe hay bảo hiểm nhân thọ đề phòng rủi ro. Nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra mà bạn không sở hữu bảo hiểm thì các hóa đơn phải thanh toán sẽ rất kinh khủng.
"Mọi người thường tập trung vào việc kiếm tiền và dường như không mấy quan tâm đến việc bảo vệ bản thân khỏi biến cố", Klontz cho hay.
Theo Klontz, các loại bảo hiểm mà bạn nên có bao gồm:
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn
- Bảo hiểm thương tật dài hạn
- Bảo hiểm nhà tư nhân
Klontz cho biết dẫu bạn đã có một tài khoản khẩn cấp với số tiền phong phú thì vẫn nên sở hữu bảo hiểm: "Ngay cả những triệu phú cũng có thể gặp rủi ro đáng kể nếu họ không được bảo hiểm".
4. Cố gắng đánh bại thị trường
Khi bạn nghe câu chuyện về các triệu phú Bitcoin làm giàu qua một đêm, hoặc những người kiếm được món tiền lớn chỉ trong vài ngày nhờ mua bán cổ phiếu, có thể bạn sẽ bị hấp dẫn và cho rằng mình cũng có thể làm được như vậy.
Những ví dụ ấy có xảy ra trong thực tế nhưng nhiều khi chỉ là may mắn và không ổn định. Họ có thể kiếm được món tiền lớn vào lần giao dịch này nhưng có thể mất gấp nhiều lần vào lần giao dịch tiếp theo. Giao dịch ngắn hạn tiềm ẩn rủi ro vô cùng lớn, bởi vì chẳng ai có thể dự đoán được sự lên xuống của thị trường trong thời gian ngắn cả.
Để có lợi nhuận tốt nhất khi tham gia thị trường đầu tư, các chuyên gia khuyên bạn nên gắn bó với các khoản đầu tư dài hạn, đừng quan tâm đến biến động đột ngột trên thị trường.
Marguerita Cheng, một nhà hoạch định tài chính được chứng nhận và là giám đốc điều hành của Blue Ocean Global Wealth cho biết: "Đối với các nhà đầu tư trẻ, không phải là nắm được thời điểm trên thị trường mà là thời gian trên thị trường".
5. Mua một chiếc ô tô mới
Klontz gợi ý rằng bạn hãy tránh mua một chiếc ô tô mới: “Tôi biết rất nhiều người siêu giàu nhưng lại mua xe ô tô cũ. Họ chi tiêu rất có tính toán, đó là một đặc điểm tính cách nổi bật của những người sở hữu khối tài sản lớn".
Triệu phú tự thân Steve Adcock từng chia sẻ rằng lái chiếc ô tô cũ là một trong những quy tắc tài chính hàng đầu của anh để trở nên giàu có. Suy cho cùng nếu bạn mua một chiếc ô tô mới thì nó cũng sẽ mất giá rất nhanh. Trong trường hợp phải trả khoản vay thế chấp mua ô tô hàng tháng, bạn sẽ không còn tiền để thực hiện mục tiêu tài chính khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được